Phương pháp dạy học tập làm văn ở tiểu học đã được đổi mới, lấy học sinh làm trọng tâm để phát huy các năng lực về ngôn ngữ, cách diễn đạt của trẻ. 

Khái quát đặc điểm môn Tập làm văn ở tiểu học

Ở bậc tiểu học, Tập làm văn và Tiếng Việt được xem là bộ môn quan trọng nhất giúp phát triển tư duy logic, ngôn ngữ, năng lực giao tiếp của trẻ. Cụ thể, môn học này được chia làm 2 giai đoạn chính như sau:
- Giai đoạn 1: Lớp 2, 3
Đây là thời điểm các con tìm hiểu nền tảng Tiếng Việt với cách đọc, cách phát âm, cách học viết cơ bản. Giai đoạn này cần chú ý giúp trẻ ghi nhớ, hiểu và tự viết các câu cấu trúc đơn giản. Trẻ ở độ tuổi này cũng cần biết về cách nhận diện, ứng dụng các đơn vị của Tiếng Việt để thực hành các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết. Trẻ cần đọc thông viết thạo, sáng tạo các văn bản ngắn.
- Giai đoạn 2: Tập làm văn lớp 4, 5
Ở độ tuổi này, trẻ đã hiểu về đơn vị ngôn ngữ và các quy tắc đọc, viết tiếng Việt nên bài tập làm văn sẽ chú ý thực hành các câu cú, ngữ pháp, từ vựng, văn bản dài hơn. Thông qua việc làm văn, trẻ sẽ hình thành tư duy sáng tạo, trừu tượng, kỹ năng giao tiếp. Tập làm văn và Tiếng Việt cũng giúp trẻ biết cách bộc lộ cảm xúc qua văn bản, phát triển những giá trị tốt đẹp trong cảm xúc. Từ đó, các kỹ năng giao tiếp qua văn bản, giao tiếp với cộng đồng cũng được cải thiện. Môn Tập làm văn và Tiếng Việt được đánh giá mức độ quan trọng trong phát triển tư duy và nhân cách của trẻ.

hoc-van-giup-tre-boc-lo-cam-xuc-va-kha-nang-giao-tiepHọc văn giúp trẻ bộc lộ cảm xúc và phát triển khả năng giao tiếp

Phương pháp dạy học tập làm văn ở tiểu học bắt đầu từ chương trình lớp 2. Trẻ sẽ được rèn luyện các đoạn văn ngắn như: viết lời xin lỗi, cảm ơn, chia tay, lời đề nghị, lời giới thiệu, chào hỏi, yêu cầu…. Lên lớp 3, trẻ sẽ được tìm hiểu cơ bản về bố cục của văn bản, cách viết đoạn văn, viết thư, thông báo, báo cáo…. Lên lớp 4, chương trình học môn Tập làm văn chú trọng kết cấu 3 phần của dạng văn kể chuyện, miêu tả. Trẻ sẽ được làm quen, tập viết các đoạn văn miêu tả, kể chuyện ngắn, viết thư, viết đơn. Đến lớp 5, trẻ sẽ được học về liên kết câu, liên kết đoạn, làm văn tả người, tả cảnh và tìm hiểu về các văn bản: báo cáo, đơn, biên bản. Chương trình dạy Tập làm văn ở độ tuổi tiểu học còn đan xen với dạy Tiếng Việt và Ngữ pháp. Khi trẻ có vốn từ vựng phong phú và biết cấu trúc ngữ pháp chuẩn sẽ biết cách sáng tạo văn bản tốt nhất. Giáo viên cần kết hợp rất nhiều phương pháp dạy phù hợp với độ tuổi và giúp trẻ hiểu và biết cách làm văn. Giáo viên và phụ huynh có thể tham khảo thêm các giáo trình dạy học tập làm văn ở tiểu học như: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học (NXB Đại học Sư phạm) hoặc Sách luyện tập về cảm thụ văn học ở tiểu học (NXB Giáo dục Việt Nam)… để hiểu thêm về cách dạy và học văn độ tuổi này.

Một số phương pháp dạy học tập làm văn ở tiểu học

1. Phương pháp dạy học tập làm văn truyền thống ở tiểu học

Phương pháp dạy học tập làm văn truyền thống ở tiểu học chủ yếu gồm có phương pháp thuyết trình và phương pháp thực hành. Giáo viên sẽ thực hiện thuyết trình trên lớp, giúp trẻ hiểu kiến thức, sau đó thực hành giải quyết các bài tập ngắn ngay tại lớp. Phương pháp này giáo viên làm trung tâm của lớp học, học sinh chủ yếu nghe và ghi chép bài, làm bài. Vì vậy, tiết học thường mang tính thụ động, học sinh ít có cơ hội thể hiện suy nghĩ, tư duy phản biện. Mặc dù các phương pháp truyền thống cũng mang lại hiệu quả, giúp trẻ hiểu và làm bài nhưng tiết học dễ bị nhàm chán, dễ làm trẻ mệt mỏi và không có niềm yêu thích với môn học. Vì vậy, rất nhiều giáo viên đã có các công trình khoa học đề xuất đổi mới phương pháp dạy học tập làm văn và kể chuyện ở tiểu học giúp trẻ ham học và phát huy được năng lực ngôn ngữ của bản thân, phù hợp với nhu cầu đổi mới giáo dục của thời đại.

2. Phương pháp dạy tập làm văn theo hướng mở ở tiểu học  

  • Phương pháp dạy tập làm văn theo hướng mở ở tiểu học hiện đang chú trọng vào các vấn đề:
  • Coi học sinh là trung tâm của các hoạt động trong lớp, giáo viên chỉ là người hỗ trợ, giúp trẻ tự giác tìm hiểu bài văn, biết cách học và làm văn.
  • Kết hợp linh hoạt giữa các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại, gia tăng các hoạt động như: học nhóm, tổ chức trò chơi, hoạt động ngoại khóa… có liên quan đến chủ đề dạy.
  • Chú trọng các tiết học luyện tập – thực hành nhiều hơn để trẻ có cơ hội được luyện nói và luyện viết ngay tại lớp học.
  • Phân loại tiết học Tập làm văn bao gồm: tiết dạy lý thuyết và tiết dạy thực hành và thực hiện giao bài tập phù hợp với năng lực của trẻ để trẻ không thấy “sợ” học.
  • Đan xen giáo dục kỹ năng sống kết hợp với thực tiễn trong các giờ học văn.
  • Kết hợp các trò chơi trong lớp học để tạo không khí vui vẻ, hứng thú như: thi làm văn miệng, thi viết câu, thi sáng tác thơ, thi miêu tả nhân vật….

khuyen-khich-hoc-nhom-khi-hoc-mon-tap-lam-van

Khuyến khích trẻ học nhóm và giải quyết bài tập theo nhóm

Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng mở được Bộ giáo dục khuyến khích các giáo viên chủ động sáng tạo trong tiết học. Việc thay đổi phương pháp dạy học tập làm văn ở tiểu học theo hướng mở, lấy học sinh làm trung tâm, tổ chức các hoạt động trong giờ học sẽ giúp trẻ chủ động, tự tin, rèn luyện khả năng làm việc nhóm và diễn đạt ngôn ngữ tốt hơn.

Gợi ý phương pháp dạy học tập làm văn ở tiểu học tại nhà

Để việc học của trẻ thêm hiệu quả, phụ huynh cũng nên quan tâm, định hướng cho trẻ bằng những bí quyết tuyệt vời dưới đây.

1. Giúp trẻ yêu thích tiếng Việt và môn Tập làm văn

Tiếng Việt rất phong phú, nhưng trẻ còn ham chơi và chưa hiểu rõ về ngôn ngữ. Vì vậy, phụ huynh nên định hướng cho trẻ thêm yêu thích môn học bằng một số cách đơn giản như: cùng trẻ chơi các trò chơi tạo câu, đọc đồng dao, thơ, truyện, sách…. Thậm chí, phụ huynh có thể cùng trao đổi thư tay, viết thư cho ông bà, viết thư cám ơn thầy cô giáo, viết thư tay cho bạn…. Đây không chỉ là cách để con bày tỏ cảm xúc của mình mà còn biết cách nói yêu thương người khác, đồng thời rèn luyện khả năng diễn đạt ngôn ngữ rất tinh tế. Thông qua các hoạt động đơn giản hàng ngày, trẻ sẽ lĩnh hội được vốn từ phong phú, cách diễn đạt trôi chảy hơn.

2. Giúp con học chắc kiến thức

Về cơ bản, chương trình học văn của tiểu học chủ yếu phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Sau khi kỹ năng này thành thạo, trẻ mới bắt đầu được học cách viết đúng, viết hay. Vì vậy, ngay từ khi trẻ học lớp 1, phụ huynh nên đồng hành trong việc học của trẻ, để trẻ đọc thông viết thạo. Hãy để ý xem trẻ còn vướng mắc ở đâu và cùng con củng cố lại kiến thức ngay từ giai đoạn đầu.

3. Chú ý sử dụng sách tham khảo

Nhiều phụ huynh thắc mắc có nên dùng sách tham khảo cho trẻ không?. Thực tế, sách tham khảo thường hỗ trợ trẻ làm các bài tập trong sách giáo khoa, nhưng có thể khiến trẻ thụ động, không suy nghĩ để giải bài tập. Môn Tập làm văn đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ và tự sáng tạo, không nên khuôn mẫu. Bố mẹ có thể dùng sách tham khảo để kiểm tra kết quả của con chứ không nên để trẻ tự xem và sao chép, dẫn đến việc học không hiệu quả. Đặc biệt, sách tham khảo hiện nay cũng có rất nhiều loại chưa được kiểm duyệt về nội dung và chất lượng nên phụ huynh cũng cần cẩn trọng khi chọn mua sách để tránh cập nhật những kiến thức không chuẩn.

4. Học online qua nền tảng của Edulive

Học online cùng Edulive thông qua nền tảng trên điện thoại, máy tính được rất nhiều trẻ thích thú. Edulive có hàng nghìn bài giảng thiết kế dưới dạng trò chơi tương tác, giúp trẻ ghép vần, sáng tạo câu, điền chữ… khiến trẻ tìm hiểu và yêu thích Tiếng Việt. Edulive có hàng nghìn bài giảng tương tác đang chờ trẻ khám phá. Bài giảng của Edulive rất dễ sử dụng nên trẻ có thể tự học bất cứ lúc nào. Phụ huynh có thể cùng trẻ học trong thời gian rảnh rỗi. Edulive có rất nhiều bài tập thiết kế dưới dạng game trò chơi và kết quả làm bài sẽ được chấm tự động ngay sau khi trẻ hoàn thành. Bố mẹ hoàn toàn có thể cùng trẻ truy cập và điều chỉnh thời lượng học phù hợp nhất với trẻ.

hoc-tap-lam-van-voi-edulive

Edulive có hàng nghìn bài giảng tương tác đang chờ trẻ khám phá

5. Cùng trẻ đọc sách

Đọc sách là cách đơn giản nhưng cực kỳ hữu ích để khám phá kiến thức và trau dồi ngôn ngữ. Phụ huynh nên tạo thói quen đọc sách cho con từ nhỏ để con có thêm vốn từ vựng, phát triển ngôn ngữ, cảm xúc và cách diễn đạt. Phụ huynh có thể tham khảo các loại sách, truyện phù hợp với độ tuổi của con về tình cảm gia đình, bạn bè, thầy cô, các truyện kích thích trí tưởng tượng phong phú… cũng đều rất tốt để cải tiến tư duy ngôn ngữ cho trẻ.

6. Rèn luyện khả năng ghi nhớ cho trẻ

Để trẻ học tốt môn tập làm văn, phụ huynh có thể giúp trẻ hiểu rõ hơn bằng sơ đồ tư duy hoặc các ý chính cần thiết để sáng tạo câu, đoạn văn. Đúc kết kiến thức một cách ngắn gọn là cách tốt nhất để trẻ hiểu, nhớ và biết cách làm bài. Việc tổng hợp nên được thực hiện ngay từ khi trẻ bắt đầu vào chương trình học để dần xâu chuỗi kiến thức tốt nhất.

7. Giúp con chuẩn bị bài trước khi đến lớp

Để con học tốt hơn, bố mẹ có thể xem và gợi ý kiến thức mới cho con. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp sẽ giúp trẻ học trên lớp tốt hơn. Với các bài tập làm văn như văn yêu cầu tả cảnh, tả người, tả con vật…bố mẹ có thể gợi ý cho con một số câu ngữ pháp, cách miêu tả hình ảnh để con dễ hình dung và tự đưa vào bài làm của mình.Ngoài việc thường xuyên kiểm tra bài vở của con, bố mẹ cũng nên khuyến khích con tự giác tìm hiểu bài mới, ôn luyện bài cũ trước khi đến lớp. Điều này sẽ giúp trẻ tự tin và giải quyết tốt các câu hỏi gợi mở của giáo viên.

phu-huynh-va-con-cung-hoc-tap

Phụ huynh cùng học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp giúp con tiếp thu kiến thức tốt

8. Không đặt nhiều áp lực cho trẻ

Làm bài văn là cách bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của trẻ. Mỗi trẻ có cách hành văn khác nhau, cách nhìn nhận cuộc sống đa chiều khác nhau. Phụ huynh không nên ép buộc trẻ phải làm theo ý mình, cũng không nên kỳ vọng con phải viết hay, viết bay bổng.
Điều quan trọng là bố mẹ cần giúp con yêu thích việc bộc lộ cảm xúc của bản thân qua cách viết văn. Khen ngợi, đồng hành, giải đáp những vướng mắc trong cách diễn đạt ngôn ngữ là việc bố mẹ nên làm để con học tốt bộ môn này.

9. Thử học tiếng Việt và làm văn qua chương trình truyền hình

Trẻ rất thích xem tivi. Hiện nay cũng có rất nhiều kênh truyền hình hỗ trợ trẻ học tốt hơn, các kênh kiến thức này đều được kiểm duyệt, nội dung tốt nhưng có phần thụ động. Bố mẹ có thể cùng xem với con và giải đáp những điều bé chưa hiểu để xem tivi cũng giúp trẻ học thay cho các chương trình vô bổ khác.

10. Cùng học qua các trò chơi, bài hát

Bố mẹ có thể tham khảo các bài hát về vần điệu, các bài thơ dân gian, đồng dao… và cùng trẻ đọc, hát mỗi ngày. Phương pháp này giúp trẻ tiếp thu sự phong phú của Tiếng Việt một cách tự nhiên, không nhàm chán mà ngược lại còn thích thú.
Thay bằng những giờ học trên lớp, phụ huynh hãy đồng hành cùng học với con bằng những trò chơi đơn giản, sáng tạo câu chữ để trẻ ghi nhớ và ứng dụng vào cách nói năng hoặc viết tốt hơn.

Bài viết đã tổng hợp các phương pháp dạy học tập làm văn ở tiểu học cho thầy cô và phụ huynh tham khảo. Giáo dục đúng cách quyết định tương lai của trẻ. Hãy đồng hành cùng Edulive để biết thêm nhiều kinh nghiệm dạy và học bổ ích để cùng trẻ chinh phục kiến thức nhé!.