Phần mềm thiết kế bài giảng tương tác

Không chỉ chia sẻ màn hình, giờ đây giáo viên và học sinh đều có thể tương tác trực tiếp trên bài giảng với phần mềm soạn bài giảng elearning Edulive. Soạn bài giảng dễ dàng với kho tài nguyên 1000+ thư viện được thiết kế dành riêng cho giáo viên mầm non và tiểu học dựa trên 5000+ giờ giảng dạy của giáo viên Việt Nam.

image_soan_giang_1
image_soan_giang_1
image_soan_giang_1

1000+ mẫu bài giảng

tương tác đa chiều, hấp dẫn có sẵn trên thư viện miễn phí

Sử dụng ngay những mẫu bài giảng được thiết kế dành riêng cho giáo viên mầm non và tiểu học dựa trên nghiên cứu 5000+ giờ giảng dạy

Cover of Different

Công cụ

dễ dàng tiện dụng và tiếp cận nhanh

Giáo viên từ nay đã có thể tập trung vào chuyên môn

Icon of Tiết kiệm thời gian soạn bài giảng
Tiết kiệm thời gian soạn bài giảng

Với kho thự viện nội dung có sẵn và công cụ thiết kế, chỉnh sửa chuyên nghiệp

Icon of Sử dụng bài giảng mọi lúc, mọi thiết bị
Sử dụng bài giảng mọi lúc, mọi thiết bị

Dễ dàng chia sẻ và sử dụng trên đa nền tảng

Icon of Tăng hiệu quả giảng dạy, tính trải nghiệm với bài học
Tăng hiệu quả giảng dạy, tính trải nghiệm với bài học

Trải nghiệm và tương tác được với bài học giúp học sinh hứng thú, thu hút và thêm sức thuyết phục cho kiến thức

Icon of Quản lý, đánh giá tự động, chính xác
Quản lý, đánh giá tự động, chính xác

Kết quả học tập đánh giá tự động, minh bạch, chính xác

Đáp ứng

mọi hình thức giảng dạy

Đổi mới nội dung và phương thức giảng daỵ chỉ với nội dung trên Edulive vừa làm bài giảng trên lớp, vừa làm bài tập về nhà, bài tự học, tự ôn tập. Linh hoạt với hệ thống LMS được tích hợp sẵn

Image of Học trên lớp
Image of Học trực tuyến
Image of Học kết hợp
Image of Tự học
Xu hướng chuyển đổi số trong giáo dục và số hóa bài giảng

Chuyển đổi số trong giáo dục là một xu hướng tất yếu trong thời đại 4.0. Đây là việc áp dụng công nghệ vào phương pháp dạy học bằng cách dùng các công cụ, nền tảng, thiết bị thông minh để hỗ trợ hoạt động giảng dạy. Bên cạnh đó, các phần mềm thông minh cũng được sử dụng trong công tác quản lý để nâng cao hiệu quả quản trị đào tạo. Nhờ chuyển đổi số, người dạy và người học tiếp cận thông tin dễ dàng, linh hoạt về không gian học tập, rút ngắn khoảng cách.

Số hoá bài giảng là sự chuyển đổi các bài giảng truyền thống sang dạng bài giảng điện tử có thể lưu trữ - sử dụng qua không gian mạng. Việc số hoá bài giảng có những ưu thế nổi trội so với bài giảng truyền thống như sau:

  • Linh hoạt về thời gian và địa điểm học tập: Người học có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ đâu, chỉ cần có thiết bị kết nối Internet. Thay vì phải ngồi tập trung tại một địa điểm, bài giảng điện tử giúp cô và trò hoàn toàn có thể học tập khi ở hai địa điểm khác nhau.

  • Khả năng lưu trữ và quản lý hiệu quả: Bài giảng điện tử có thể lưu trữ trực tuyến, tránh mất mát như tài liệu giấy. Bên cạnh đó, nếu có nhu cầu xem lại bài học, người học có thể tìm kiếm một cách nhanh chóng, truy cập nhiều lần một cách dễ dàng. Đối với giáo viên, việc số hoá bài giảng giúp tiết kiệm thời gian chỉnh sửa, cập nhật.

  • Khả năng tích hợp các tài nguyên số khác: Bài giảng điện tử có những tài liệu minh hoạ như hình ảnh, video, tệp âm thanh,...giúp người học dễ hình dung, dễ nhớ và dễ hiểu bài học hơn.

image_slide_electric
Bài giảng điện tử là gì?

Ở mục trên, chúng ta có nhắc đến việc số hoá bài giảng là chuyển đổi các bài giảng truyền thống sang bài giảng điện tử. Vậy bài giảng điện tử là gì? Bài giảng điện tử là bài giảng được thiết kế, lưu trữ và sử dụng trên các thiết bị công nghệ. Bài giảng điện tử cũng có nội dung như bài giảng truyền thống nhưng được minh hoạ bằng hình ảnh, âm thanh, video,...trực quan sinh động nhằm giúp người học hiểu bài sâu hơn. Hiện nay, có rất nhiều người đang nhầm lẫn rằng bài giảng điện tử và giáo án điện tử là một. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ ràng hai khái niệm này.

  • Giáo án điện tử là kế hoạch giảng dạy, bài giảng của giáo viên được minh họa bằng các dữ liệu đa phương tiện. Toàn bộ kế hoạch này được lưu trữ và thể hiện ở dạng điện tử. Giáo án điện tử chứa nhiều bài giảng điện tử.

  • Bài giảng điện tử là một phần nằm trong giáo án điện tử.

Lợi ích của việc sử dụng
bài giảng điện tử:

Người dạy học và người học là hai đối tượng trực tiếp làm và thụ hưởng bài giảng điện tử. Vậy áp dụng bài giảng điện tử đem lại những lợi ích như thế nào với 2 nhóm đối tượng này?

Đối với học sinh:

  • Dễ hiểu, hiểu sâu bài học: Các tài liệu minh hoạ trực quan như hình ảnh, video, tệp âm thanh,...giúp học sinh dễ hiểu bài học hơn.

  • Tăng hứng thú với bài học: Việc bài học được minh hoạ trực quan giúp học sinh hứng thú, phấn khởi hơn là những bài giảng truyền thống chỉ có câu chữ khô khan.

  • Có thể truy cập nhiều lần: Nếu học sinh cần ôn lại kiến thức hoặc xem lại phần nào chưa hiểu có thể truy cập bài giảng điện tử nhiều lần. Điều này bài giảng truyền thống không thể đáp ứng được.

image_slide_benefit
Image teacher benefit lecture online

Đối với giáo viên

  • Tiết kiệm thời gian soạn bài: Nếu như trước đây giáo viên phải soạn bài bằng giấy bút và tốn rất nhiều thời gian thì hiện nay chỉ với vài thao tác đơn giản, thầy cô có thể tự tạo cho mình một bài giảng thú vị, sinh động.

  • Dễ lưu trữ, tránh mất mát: Thầy cô có thể lưu trữ bài giảng ở nhiều nơi như USB, lưu trữ trên cloud, thẻ nhớ,...điều này sẽ tránh việc mất mát tài liệu như khi sử dụng tài liệu giấy.

  • Tính tiện dụng cao, tránh cồng kềnh: Nhờ việc dễ lưu trữ, các thầy cô có thể sử dụng bài giảng bất cứ lúc nào mà không cần phải mang vác cồng kềnh như khi sử dụng bài giảng truyền thống.

Một số khó khăn thường gặp trong triển khai bài giảng điện tử

Có thể thấy rằng, việc ứng dụng bài giảng điện tử mang lại rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, khi triển khai bài giảng điện tử sẽ có thể gặp phải một số khó khăn như sau:

  • Về mặt thời gian: Mất nhiều thời gian soạn ban đầu, thời gian học và làm quen với công cụ mới. Các thao tác chọn ảnh, chèn ảnh, chọn hiệu ứng, font chữ,...sẽ khiến giáo viên bị mất thời gian nếu chưa có kinh nghiệm.

  • Về khả năng sản xuất: Với bài giảng điện tử, giáo viên có thể có rất nhiều ý tưởng sáng tạo cho bài giảng của mình. Tuy nhiên từ ý tưởng sáng tạo của giáo viên đến việc hoàn thiện một bài giảng sẽ rất kỳ công, nỗ lực nghiên cứu, đặc biệt là cần kết hợp sử dụng rất nhiều công cụ hoặc phần mềm khác nhau.

  • Về khả năng chuyển: Việc chuyển đổi từ bài giảng truyền thống sang bài giảng trực tuyến không phải lúc nào cũng nhanh chóng. Bởi điều này phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của giáo viên, nhà trường, học sinh. Sự không tương thích giữa giáo viên, nhà trường, học sinh sẽ gây cản trở lớn cho việc phát huy hiệu quả của bài giảng điện tử.

Image difficulties
Image difficulties

Để khắc phục những khó khăn trên, thầy cô có thể áp dụng một số gợi ý sau:

  • Về mặt tư duy: Giáo viên cần xác định việc thiết kế bài giảng điện tử sẽ mất thời gian ban đầu nhưng sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian soạn giảng sau này.

  • Cần lựa chọn các phần mềm soạn giảng có thiết kế trực quan và thư viện đa dạng để tiết kiệm thời gian học và sử dụng. Tối nhất nên lựa chọn một phần mềm soạn giảng mà đa chức năng thay vì sử dụng đồng thời nhiều phần mềm - để việc chia sẻ, giảng dạy được thuận tiện nhất.

  • Sản phẩm bài giảng thiết kế cuối cùng cần được tối ưu cho thiết bị máy tính và di động để đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh.

Có thể thấy, việc lựa chọn một phần mềm/nền tảng phù hợp là rất quan trọng để khắc phục các khó khăn khi triển khai bài giảng điện tử. Để lựa chọn phần mềm soạn bài giảng phù hợp có thể dựa trên những tiêu chí như:

  • Tính dễ sử dụng.

  • Khả năng chia sẻ, tương thích với nhiều thiết bị.

  • Chi phí phù hợp.

  • Nhiều tính năng.

  • Đồ họa sinh động, phù hợp.

  • Có thể sử dụng cho mọi hình thức giảng dạy.

Hiện nay, rất nhiều thầy cô đang băn khoăn làm sao để thiết kế bài giảng điện tử nhanh, hấp dẫn và đem lại hiệu quả học tập cao. Dưới đây là một số kinh nghiệm thầy cô có thể tham khảo:

  • Xác định mục tiêu bài học.

  • Lựa chọn công cụ thiết kế bài giảng phù hợp.

  • Chèn tài liệu minh hoạ hợp lý theo từng môn học.

  • Lựa chọn bố cục phù hợp.

  • Chọn font chữ dễ nhìn, màu sắc hợp lý.

  • Chạy thử bài giảng và sửa chữa để hoàn thiện.

Image difficulties