Hình thức kiểm tra, thi cử bằng câu hỏi trắc nghiệm trong những năm gần đầy cực kỳ phổ biến. Là một giáo viên luôn thường xuyên phải sử dụng những phần mềm thiết kế câu hỏi trắc nghiệm để hỗ trợ trong công việc, ắt hẳn có đôi lúc bạn cảm thấy băn khoăn không biết đâu là những công cụ tạo câu hỏi trắc nghiệm tốt nhất hiện nay? Vậy thì, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để có thêm những thông tin về những phần mềm tạo câu hỏi trắc nghiệm tốt nhất 2020 nhé!

 

1. Kahoot

Kahoot là một trong những phần mềm thiết kế câu hỏi trắc nghiệm được rất nhiều giáo viên yêu thích sử dụng. Thay vì sử dụng những câu hỏi trắc nghiệm dạng text nhàm chán ở trên giấy, Kahoot xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trên nền tảng web cho phép giáo viên có thể tích hợp hình ảnh video trực tiếp từ máy tính vào những câu hỏi trắc nghiệm giúp người học cảm thấy vui vẻ, hứng thú với bài tập hơn.

Kahoot có hai chế độ là: chơi cá nhân và chơi đối kháng 1:1. Trong trường hợp lớp đông học viên bạn muốn cho các nhóm thi đấu với nhau sẽ gặp bất tiện. Thêm nữa, khi giáo viên nhập câu hỏi trắc nghiệm chỉ được gõ tối đa 95 ký tự cho phần câu hỏi và 60 ký tự trong phần trắc nghiệm gây khó khăn trong trường hợp phải tạo câu hỏi trắc nghiệm dài. 

 

2. Edulive

Bên cạnh cái tên Kahoot thì Edulive cũng là một phần mềm thiết kế câu hỏi trắc nghiệm được rất nhiều giáo viên ưa thích sử dụng trong thời gian gần đây. Ưu điểm lớn nhất của Edulive đó chính là học viên có thể tương tác trực tiếp được với những câu hỏi trắc nghiệm đó - đây là một điểm cực kỳ độc đáo mà không phải phần mềm  tạo câu hỏi trắc nghiệm nào cũng có thể làm được. 

Thêm nữa, trong kho thư viện của Edulive có hàng trăm mẫu template đầy đủ hiệu ứng âm thanh, hình ảnh sống động đẹp mắt hỗ trợ giáo viên tạo câu hỏi trắc nghiệm vui nhộn. Thiết kế giao diện của Edulive trực quan, sinh động hỗ trợ giáo viên soạn câu hỏi thiết kế nhanh chóng, cực kỳ dễ dàng. Ngoài ra, bên cạnh việc thiết kế câu hỏi trắc nghiệm ở phần hệ thống quản lý nội dung học tập LCMS của Edulive còn hỗ trợ giáo viên soạn ra nhiều bài giảng E-Learning hấp dẫn nữa khác đấy. 

 

3. Quizizz

Tương tự như Kahoot Quizizz là ứng dụng được dùng để kiểm tra kiến thức ở các môn học cũng như kiến thức xã hội khác thông qua hình thức trả lời trắc nghiệm. Với ưu điểm dễ sử dụng, Quizizz cho phép một nhóm học viên trong cùng một lớp học có thể vào thi đấu cùng nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khi kết thúc, hệ thống sẽ tự động tính điểm và thống kế đội nào, cá nhân nào được điểm cao nhất. 

Tuy nhiên, giao diện của Quizizz hơi phức tạp khiến cho không ít giáo viên loay hoay rất lâu mới có thể soạn xong câu hỏi trắc nghiệm. Thêm nữa, học viên không thể tương tác kéo - thả, điền vào chỗ trống...trong câu hỏi trắc nghiệm được hay số hóa bài giảng điện tử khác nữa. 

Trên đây là 3 phần mềm tạo câu hỏi trắc nghiệm tự động mà chúng tôi đã tổng hợp, phần tích đánh giá từ nhiều phần mềm khác nhau. Hy vọng bài viết vừa rồi đã cung cấp cho bạn thêm những thông tin bổ ích. Nếu như bạn còn bất cứ băn khoăn thắc mắc nào khác thì đừng ngần ngại mà không liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ thêm nhé!

Xem thêm: Các chi phí doanh nghiệp cần trả khi thiết kế bài giảng E-Learning cho đào tạo nội bộ