Âm thanh là một loại “ngôn ngữ”, một loại “hình ảnh” vô hình có tác dụng rất lớn trong việc truyền tải thông tin, hỗ trợ trong giảng dạy cực kỳ tốt. Nghe tiếng âm thanh mưa rơi lộp bộp trên mái nhà người ta có thể hình dung ra được khung cảnh những cơn mưa nặng hạt đang đổ lên mái nhà. Nghe tiếng gió thổi rít sau cánh cửa người ta có thể hình dung ngoài trời gió thổi bụi mù bật tung những chiếc lá khô ngoài đường…. Để thiết kế bài giảng điện tử E-Learning hấp dẫn và thu hút không chỉ đơn giản chỉ là chọn những đoạn âm thanh bắt tai vào bài giảng là xong mà còn phải cần phải tuân thủ những nguyên tắc khi sử dụng âm thanh khác nhau.

1. Sử dụng âm lượng nhạc nền vừa phải 

Mục đích chính của việc sử dụng nhạc nền là tạo cho người học có cảm giác dễ chịu được đắm chìm vào nội dung bài giảng. Nếu như bạn sử dụng âm lượng nhạc nền quá to sẽ khiến cho người học bị xao nhãng, mất tập trung bởi não bộ của con người không thể nào xử lý được quá nhiều thông tin cùng một lúc. Hãy luôn luôn nhớ rằng, mục tiêu chính của khóa học là khiến cho người học là giúp cho người học hiểu bài được giảng. Cho nên, hãy sử dụng âm lượng nhạc nền vừa phải, ở một số đoạn nhiều kiến thức trọng tâm bạn không cần sử dụng nhạc nền cũng được. 

2. Giọng điệu phù hợp

 

Bất cứ người học nào cũng vậy, không ai muốn đăng nhập vào một lớp học trực tuyến mà giáo viên kể chuyện với một giọng điệu khô cứng không khác gì một con robot. Để giúp cho lớp học không bị nhàm chán và đơn điệu, bạn hãy cố gắng giữ cho giọng điệu trở nên nhẹ nhàng, gần gũi với người học. 

Tránh sử dụng những từ ngữ khó hiểu, ngôn ngữ địa phương hay quá nhiều những từ ngữ Hàn Lâm vì nó khiến cho người học khó có thể nắm bắt được nội dung bài giảng.  Và một điều cực kỳ quan trọng nữa, đó là bạn nên dành những lời khích lệ, sử dụng câu chuyện cảm hứng bất cứ khi nào có thể. Một câu “em làm rất tốt” hay “em đã tiến bộ hơn rất nhiều” cũng có thể mang lại một tâm trạng phấn khích thúc đẩy học viên học tập tốt hơn đấy.

3. Tìm thiết bị phù hợp với âm thanh

Sẽ thật bất tiện và khó chịu nếu như đang dạy học mà lại có tiếng ồn ào, tiếng âm thanh rè rè bên tai. Không chỉ bạn mà người học cũng cảm thấy khó chịu và bất tiện không kém. Vì vậy, khi bắt đầu chuẩn bị thiết kế bài  giảng điện tử E-Learning hãy chắc chắn rằng mic, camera hỗ trợ. Ở trên thị trường có một số loại mic giúp lọc tiếng ồn, chống bóp méo âm thanh cho chất lượng âm thanh khá tốt mà giá cũng phải chăng. Bạn nên nghiên cứu thêm để tìm ra cho mình một thiết bị giảng dạy phù hợp nhé!

4. Sử dụng âm thanh đúng chỗ

Một đoạn âm thanh hài hước vui nhộn sẽ đem đến một không khí lớp học vui tươi và sinh động hơn nếu như giáo viên đặt nó trong hoàn cảnh cả lớp đang thi đấu. Ngược lại cũng là đoạn âm thanh đó nhưng nếu như bạn lại đặt nó trong trường hợp cả lớp thi cử căng thẳng thì đoạn âm thanh đó thật phiền phức, khó chịu. Cho nên trước khi bất cứ sử dụng một đoạn âm thanh nào khi thiết kế bài giảng điện tử E-Learning, bạn hãy luôn đặt ra câu hỏi trong những tình huống khác nhau để đảm bảo rằng đoạn âm thanh đó phù hợp với hoàn cảnh ở trong bài giảng.

Ngoài ra, những đoạn âm thanh đó còn phải đảm bảo có khả năng minh họa chủ đề, thông điệp trong bài giảng đó. Tránh trường hợp âm thanh một đằng, bài giảng một nẻo bài giảng sẽ trở nên lộn xộn và kém chuyên nghiệp.

5. Bản quyền âm thanh

 

Hãy cẩn thận khi sử dụng những đoạn âm thanh có bản quyền nếu như bạn chưa được cho phép sử dụng. Bởi, trong trường hợp không may xảy ra nó sẽ khiến cho bạn dính vào những lùm xùm kiện cáo không đáng có. 

Bạn có thể sử dụng âm thanh ở một số trang web cung cấp nhạc như: Besound, Jamendo, Dano Songs,.... Hoặc đơn giản hơn là sử dụng nhạc nền trên phần mềm thiết kế bài giảng E-Learning Edulive nhé. Trên hệ thống của Edulive có rất nhiều trò chơi tương tác hấp dẫn kèm những đoạn hiệu ứng âm thanh vui nhộn không chỉ khiến cho học viên tiếp thu bài giảng tốt hơn mà còn khiến cho lớp học trở nên sinh động, vui vẻ hơn rất nhiều đấy. Bạn có thể thoải mái sáng tạo bài giảng E-Learning ở trên hệ thống khỏi lo tốn nhiều thời gian tìm những bản nhạc phù hợp hay lo lắng tới vấn đề bản quyền sử dụng âm thanh. 

6. Hình ảnh và âm thanh có sự tương ứng

Hãy đảm bảo rằng hình ảnh và âm thanh đều có sự thống nhất về mặt nội dung, phù hợp với bối cảnh để có thể đem đến những trải nghiệm học tập tốt nhất. 

Ví dụ: Khi dạy tiếng Anh tới phần học từ mới, hình ảnh bạn chọn là một quả khoai tây thì âm thanh tương ứng mà bạn có thể chọn là: phiên âm của từ /potato/ để học viên ghi nhớ tốt hơn. Hay những đoạn âm thanh tiếng vỗ tay, khen ngợi khi học viên trả lời đúng câu hỏi?v.v..

Có rất nhiều cách sử dụng âm thanh hiệu quả khi thiết kế bài giảng điện tử E-Learning. Điều quan trọng là bạn phải luôn tìm tòi, nghiên cứu và sử dụng những công cụ thiết kế bài giảng điện tử để có những bài giảng ngày càng hấp dẫn và sinh động. Và đừng quên, hãy thường xuyên theo dõi website và Fanpage của Edulive để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Xem thêm: 2 gạch đầu dòng giúp bạn thiết kế bài giảng dạy học trực tuyến chuyên nghiệp hơn.