Rất nhiều giáo viên đang tìm kiếm phương pháp giảng dạy hiệu quả trên lớp, nhằm kích thích sự hoạt bát, vui nhộn ở học sinh, giúp các em nhớ bài lâu hơn sau mỗi môn học. Trò chơi powerpoint tiểu học ra đời chính là lựa chọn lý tưởng để các thầy cô “game hóa” kiến thức sách giáo khoa đưa lên màn hình. Điều này không chỉ khiến bài giảng trở nên hấp dẫn mà còn mang đến bầu không khí vui tươi, hứng thú trong lớp học.

1. Trò chơi Powerpoint là gì?

Một trong những nội dung không thể thiếu khi thiết kế bài giảng điện tử trên Powerpoint chính là tạo trò chơi. Sự kết hợp giữa âm thanh, hình ảnh, hiệu ứng sẽ mang đến tiết học thú vị được đông đảo học sinh háo hức, đón nhận. Bạn có thể làm được rất nhiều loại game trên Powerpoint. Tuy nhiên, việc tìm ý tưởng cho trò chơi đôi khi khiến các giáo viên gặp nhiều khó khăn. Đừng quá lo lắng, hãy sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trên Internet. Các mẫu trò chơi tại đây vô cùng đa dạng, độc đáo phù hợp với nhiều cấp bậc, lứa tuổi học sinh. Thầy cô có thể sử dụng nó để chỉnh sửa phù hợp với bài dạy.

tro-choi-slide-power-point

2. Vai trò quan trọng khi xây dựng trò chơi Powerpoint tiểu học

Theo khảo sát, việc giáo viên sử dụng các trò chơi powerpoint phục vụ trong mỗi bài giảng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho học sinh, như nội dung giảng dạy được củng cố và tăng sự rung cảm trong lớp học. Dưới đây là một số lợi ích mà trò chơi powerpoint tiểu học mang lại:

Thúc đẩy động lực học tập cho học sinh

Nhiều thầy cô nhận xét rằng, việc lồng ghép trò chơi powerpoint tiểu học trong mỗi buổi học sẽ giúp tăng cường động lực tổng thể. Bằng cách chơi trò chơi, học sinh sẽ hứng thú với môn học hơn, chú ý và tham gia vào các nhiệm vụ đã đặt ra. Trò chơi khuyến khích các em tham gia hoạt động nhóm, cũng như phụ trách việc học của mình.

Làm tăng tinh thần cạnh tranh trong học sinh

Tạo trò chơi powerpoint không chỉ mang đến không khí náo nhiệt, hoạt bát trong lớp học mà còn làm tăng tinh thần cạnh tranh của mỗi thành viên trong lớp. Khơi dậy tinh thần cạnh tranh ở một đứa trẻ không giống với việc nuôi dưỡng lòng căm thù đối với đối thủ. Trẻ em thường nghĩ chiến thắng là kết quả của tài năng, vì vậy trong mỗi câu trả lời đúng hoc sinh sẽ cảm thấy vui vẻ, hào hứng. Thầy cô hãy khen ngợi sự nỗ lực của học sinh để các em phấn đấu trong những buổi học lần sau.

tro-choi-tren-power-point-giup-tiet-hoc-thu-vi-hon

Thay đổi bầu không khí nhàm chán, giúp học sinh giảm căng thẳng

Trong giáo dục 4.0, việc thay đổi cách giảng dạy là điều tất yếu. Trong khi cách giảng dạy truyền thống dường như có phần nhàm chán, đòi hỏi giáo viên phải bắt ứng kịp thời trước sự thay đổi tư duy của các em học sinh. Do đó, nhiều bài giảng chất lượng ra đời với sự sáng tạo, kiến thức cô đọng và cách truyền đạt ấn tượng.

Sử dụng trò chơi powerpoint tiểu học là một giải pháp thông minh làm thay đổi bầu không khí nhàm chán, giúp học sinh giảm căng thẳng sau mỗi giờ học. Thay thế cho khối kiến thức “khổng lồ” trong lớp, các trò chơi được sử dụng như một công cụ hữu ích giúp các em vừa học vừa chơi. Học sinh thể hiện được trí thông minh, kỹ năng, hiểu biết và khả năng nắm bắt bài học ngay trên lớp. Đồng thời, các trò chơi sẽ giúp các em có cái nhìn tích cực hơn về môi trường học tập của họ.

Tăng cường hợp tác trong lớp

Việc xây dựng các trò chơi powerpoint, học sinh được khuyến khích hoạt động theo nhóm khi chơi cả lớp với giáo viên hay phân chia thành các nhóm nhỏ chơi với nhau. Thông qua trò chơi, học sinh học cách thay phiên nhau, xây dựng sự tôn trọng, lắng nghe ý kiến của bạn bè và chơi một cách công bằng, lành mạnh.

Hơn nữa, sự kết hợp giữa chơi và học còn có lợi ích nâng cao kiến thức mới. Sau mỗi bài giảng, giáo viên nên tổ chức cho học sinh một trò chơi để củng cố kiến thức, thúc đẩy sự hiểu biết, suy nghĩ. Yêu cầu học sinh chơi theo nội dung soạn sẵn cũng là một cách tuyệt vời để đánh giá học sinh sau khi kết thúc bài học.

Do đó, khi soạn kế hoạch bài giảng, giáo viên nên cố gắng kết hợp trò chơi. Cách làm này không chỉ khiến các em sôi nổi hơn mà còn là chiến lược giúp bạn đánh giá hiệu quả học tập của học sinh ngay trên lớp. Từ đó sẽ tìm ra phương pháp giảng dạy hợp lý.

3. Quy trình thực hiện trò chơi powerpoint tiểu học

Bước 1: Giáo viên sẽ giới thiệu tên trò chơi và mục đích thực hiện.

Bước 2: Giáo viên phổ biến cách chơi cho học sinh. Ở bước này, sẽ bao gồm những công việc sau:

- Tổ chức người tham gia: Số lượng học sinh, số đội tham gia. Tùy vào trò chơi sẽ có thêm một số vị trí như quản trò, trọng tài.

- Một số dụng cụ để chơi như: bút, giấy, thước... nếu cần thiết.

- Trong khi hướng dẫn cách chơi, giáo viên cần nêu rõ từng việc làm cụ thể của người chơi, đội chơi, thời gian...

- Ngoài ra, bạn cũng cần nói rõ cách xác nhận kết quả và cách tính điểm. Khen thưởng trong trò chơi (nếu có).

Bước 3: Thực hiện trò chơi

Bước 4. Kết thúc trò chơi, giáo viên cần nhận xét ưu điểm và hạn chế. Một số học sinh sẽ nêu kiến thức, kỹ năng của bài học khi tham gia trò chơi.

4. 15+ trò chơi Powerpoint tiểu học đơn giản, hay nhất giáo viên cần biết

Nếu bạn đang tìm kiếm trò chơi powerpoint để làm bài giảng thêm hấp dẫn thì hãy note ngay 15+ trò chơi được Edulive giới thiệu dưới đây:

Trò chơi “Ai lên cao hơn”

Trò chơi powerpoint tiểu học đầu tiên được nhiều giáo viên lựa chọn mang tên “Ai lên cao hơn”. Thực chất, đây là một trò chơi đố vui có thiết kế đơn giản phù hợp với các em học sinh nhỏ tuổi.

Trong trò chơi sẽ xuất hiện 2 con vật là thỏ và cọp đại diện cho các đội chơi. Nhiệm vụ của học sinh là trả lời câu hỏi của thầy cô. Mỗi đội trả lời đúng thì con vật sẽ nhảy lên một bậc đá cao hơn. Hai đội sẽ tiếp tục thi đấu cho đến khi có con vật về đích ở nơi chú rùa đang cầm cờ làm trọng tài. Mỗi lượt chơi sẽ có 5 câu hỏi dành cho mỗi đội. Các em sẽ thay phiên nhau trả lời.

Trò chơi “Đoán bóng con vật”

Trò chơi này kích thích sự suy đoán, tư duy của học sinh rất tốt. “Đoán bóng con vật” cũng được thiết kế đơn giản và dễ chơi. Các em học sinh tiểu học có thể chơi được nên giáo viên hoàn toàn có thể thực hiện đưa vào bài giảng của mình. Nhất là các game powerpoint tiếng anh cho học sinh tiểu học.

Trên màn hình sẽ hiển thị bóng một con vật. Học sinh sẽ đưa ra đáp án. Nếu trả lời đúng thì con vật sẽ hiện lên. Bạn có thể xem hình ảnh minh họa của trò chơi này:

tro-choi-nhin-hinh-doan-con-vat

Trò chơi "Giải cứu đại dương"

Ý tưởng thiết kế trò chơi “Giải cứu đại dương” cũng vô cùng thú vị. Giáo viên sẽ mở ra một cuộc thám hiểm trong lòng biển. Trò chơi mang đến hình ảnh đa dạng, màu sắc kích thích thị giác của các em.

Học sinh sẽ tham gia trả lời câu hỏi của thầy cô đưa ra để giải cứu sinh vật biển bị bắt cóc. Nội dung của trò chơi này khá giống với các tình tiết trong câu chuyện cổ tích, giúp các em học sinh thêm phần hứng thú, náo nhiệt hơn với bài học. Bên cạnh đó, qua trò chơi này, học sinh cũng tìm hiểu được các loài sinh vật biển nữa đấy.

Trò chơi “Lật mảnh ghép”

Trò chơi trên powerpoint cho học sinh tiểu học này phức tạp hơn một chút so với các trò chơi trên. Lật mảnh ghép yêu cầu học sinh phải tư duy nên rất thích hợp với các em học sinh lớp 4, lớp 5.

Các em sẽ tham gia trả lời câu hỏi của thầy cô. Mảnh ghép được lật ra cho mỗi câu trả lời đúng cho đến khi hoàn thành bức tranh hoàn chỉnh. Giáo viên có thể áp dụng cho các môn học như: toán, tiếng việt, khoa học xã hội...

Trò chơi "Nhanh như chớp"

Trò chơi powerpoint tiểu học tiếp theo mà Edulive muốn giới thiệu đến thầy cô chính là “Nhanh như chớp”. Đây là một trong những chương trình truyền hình nổi tiếng được rất nhiều khán giả nhỏ tuổi yêu thích.

Mỗi đội chơi sẽ trả lời một bộ 10 câu hỏi. Mỗi câu hỏi sẽ giới hạn thời gian trả lời tùy vào giáo viên đặt ra. Cột tính điểm sẽ nhảy lên một bậc cho mỗi câu trả lời đúng. Nếu học sinh trả lời sai hoặc không kịp trả lời khi hết thời gian sẽ phải quay lại từ đầu. Trò chơi này sẽ giúp các em tổng hợp kiến thức đã học, sự suy nghĩ, trả lời nhanh mang đến giờ học thêm hấp dẫn và lý thú.

Trò chơi “Ong non học việc”

Ong non học việc là trò chơi được nhiều giáo viên lựa chọn cho chương trình dạy học lớp 1, 2 và 3. Với hình ảnh sống động, âm thanh hấp dẫn, trò chơi nhận được nhiều sự yêu thích của các bạn học sinh.

Ở trò chơi này, slide sẽ được thiết kế với giao diện gồm có những chú ong đang hút mật cho những bông hoa hướng dương. Mỗi chú ong sẽ đặt ra một câu hỏi và mỗi bông hoa hướng dương sẽ tương ứng với các đáp án A, B, C, D cho các em lựa chọn và trả lời.

 

tro-choi-tren-power-point-ong-non-hoc-viec

Trò chơi “Nhổ cà rốt”

Nhổ cà rốt là trò chơi powerpoint tiểu học được nhiều giáo viên áp dụng cho môn toán. Học sinh sẽ đóng vai thành chú thỏ dễ thương đến xin bác nông dân cà rốt. Tuy nhiên, trước khi cho cà rốt, bác nông dân sẽ kiểm tra xem chú thỏ có học hành chăm chỉ không để xứng đáng nhận được cà rốt. Bác sẽ đặt những câu hỏi khác nhau cho bạn thỏ trả lời.

Mỗi củ cà rốt là một đáp án. Nếu chọn đúng, thỏ sẽ nhổ được cà rốt lên. Trò chơi này không có gì phức tạp nhưng lại rất dễ thương, chắc chắn sẽ mang đến cho các em một buổi học vui nhộn.

Trò chơi “ Ngôi sao may mắn”

Trò chơi sẽ cho học sinh 10 ngôi sao may mắn để nhận được quà tặng là những chiếc kẹo. Giáo viên cần chuẩn bị bộ câu hỏi trên slide. Mỗi học sinh sẽ trả lời 10 câu khác nhau. Nếu trả lời đúng, thầy cô sẽ nhấp vào hình quà tặng. Nếu trả lời sai, sẽ nhấp vào ô “go home”.

Trò chơi “Hái dừa”

Bạn là giáo viên tiếng việt hoặc tiếng anh thì trò chơi “Hái dừa” rất phù hợp cho môn học này. Thầy cô có thể sử dụng nó dành cho đặt câu với các từ. Trên cây dừa có rất nhiều quả dừa và mỗi quả sẽ có những từ vựng khác nhau.

Trò chơi được chia làm 2 đội chơi. Để hái được những quả dừa, mỗi đội cần phải đặt câu với từ có sẵn sao cho hay và đúng. Đội nào đặt được nhiều câu thì đội đó sẽ hái được nhiều quả hơn và dành chiến thắng.

Trò chơi “Đồng hồ cát”

Trò chơi có những câu hỏi khác nhau với mốc thời gian khác nhau. Đó có thể là câu hỏi 30 giây, câu hỏi 1 phút, 2 phút... Học sinh cần suy nghĩ và trả lời câu hỏi trong khoảng thời gian đó. Nếu trả lời đúng trong thời gian cho phép sẽ có điểm. Nếu hết giờ mà vẫn chưa có có câu trả lời thì các em sẽ mất lượt.

Trò chơi “Bắt bướm”

Luật chơi rất đơn giản, trên màn hình sẽ có 5 con bướm tương ứng với 5 câu hỏi. Nếu các em học sinh trả lời sai sẽ có một khuôn mặt khóc hiện lên, còn nếu trả lời đúng sẽ có tiếng vỗ tay.

Đến cuối, đội nào trả lời được nhiều câu hỏi hơn sẽ có nhiều bướm hơn. Đội đó sẽ dành chiến thắng.

tro-choi-power-point-tieu-hoc

Trò chơi “Hái Táo”

Trên màn hình xuất hiện hai cây táo: màu đỏ và màu xanh, đại diện cho 2 đội. Việc của các đội là chọn một trái táo bất kỳ và câu hỏi sẽ hiện lên. Đồng hồ sẽ tính giờ. Trả lời đúng, trái táo sẽ rơi xuống gốc cây đội đó nếu trả lời sai, trái táo sẽ lăn về đội còn lại. Đây là trò chơi powerpoint tiểu học rất thích hợp cho toán lớp 1.

Trò chơi “Câu cá”

Học sinh sẽ vào đóng vai người đi câu cá. Thay vì câu cá thật, các em sẽ trả lời nhiều câu hỏi khác nhau. Trả lời đúng sẽ bắt được cá, trả lời sai thì không. Trò chơi “câu cá” rất thích với những câu đố vui, hay áp dụng cho tất cả các môn học.

Trò chơi powerpoint “Ô cửa bí mật tiểu học”

Trò chơi này có giao diện khá dễ thương rất phù hợp với giáo viên trong thiết kế giáo án điện tử giảng dạy cho trẻ nhỏ. Cách chơi khá đơn giản. Học sinh cần trả lời những câu hỏi mà giáo viên đưa ra và nếu trả lời đúng sẽ mở được ô cửa bí mật đang được che giấu.

Trò chơi “Quả táo độc”

Trong trò chơi này, học sinh sẽ được đóng vai công chúa Bạch Tuyết và lựa chọn một trong hai trái táo để ăn. Mỗi câu hỏi đưa ra sẽ có 2 đáp án khác nhau. Mỗi đáp án tương ứng với một trái táo mà Bạch Tuyết phải chọn. Nếu chọn đúng, Bạch Tuyết sẽ ăn trái táo bình thường, nếu sai, cô ấy sẽ ăn trúng trái táo độc.

Trò chơi “Quả táo độc” chỉ có 2 đáp án nên tỉ lệ thắng sẽ rất cao nhưng đổi lại khả năng Bạch Tuyết sẽ ăn trái táo độc cũng không kém đâu nhé! Vì vậy, học sinh cần suy nghĩ kỹ trước khi trả lời câu hỏi.

Trò chơi “Đào Vàng”

Học sinh sẽ được hóa thân thành bác thợ đào vàng. Mỗi đáp án đúng sẽ nhận được một cục vàng với những giá trị khác nhau. Ngược lại, nếu trả lời sai các em sẽ không đào được cục vàng nào cả.

tro-choi-dao-vang-powerpoint-tieu-hoc

Trò chơi “Hãy chọn tôi đi”

Đây là trò chơi powerpoint tiểu học rất phù hợp với học sinh lớp 1. Thầy cô có thể hướng dẫn các em chơi để củng cố nhận biết chữ cái, phát âm đúng các âm đã học. Trên màn hình sẽ lần lượt hiện ra các chữ cái. Học sinh sẽ nhìn và đọc chữ cái đó theo cấu trúc:

- Hãy chọn tôi đi tôi là chữ a

- Hãy chọn tôi đi tôi là chữ b

- Hãy chọn tôi đi tôi là chữ s

Giáo viên sẽ quan sát học sinh chơi và sửa sai cho các em.

5. Một số lưu ý khi sử dụng trò chơi powerpoint tiểu học giáo viên nên biết

Đưa trò chơi powerpoint vào quá trình giảng dạy sẽ là ý tưởng tuyệt vời mà thầy cô nên áp dụng. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp dạy học này, giáo viên cần lưu ý một số điểm quan trọng dưới đây:

- Việc sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trên mạng hay thầy cô tự thiết kế trò chơi cần đảm bảo yêu cầu:

  • Hiểu rõ mục đích của trò chơi đó. Cần phải đạt mục tiêu gì của bài học.
  • Với các em nhỏ cấp tiểu học, hình thức chơi nên đa dạng. Điều này sẽ giúp các em được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp khiến bài giảng bớt khô khan và nhàm chán.
  • Thầy cô nên sử dụng luật chơi đơn giản để học sinh dễ nhớ, dễ nắm bắt và thực hiện. Ngoài ra, bạn cũng cần đưa ra các trò chơi có tính đồng đội cao để học sinh tăng cường kỹ năng làm việc nhóm và tương tác.

- Tổ chức chơi trò chơi và thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng thú hơn vừa hướng các em tập trung, nắm được kiến thức trên lớp một cách hiệu quả.

tro-choi-powerpoint-tieu-hoc

Theo các chuyên gia, thầy cô nên đưa trò chơi powerpoint tiểu học vào quá trình giảng dạy. Phương pháp này sẽ giúp bài giảng của giáo viên thêm phần thú vị và hấp dẫn. Việc vừa học vừa chơi cũng giúp các em giảm bớt áp lực mà còn kích thích phát triển trí tưởng tượng, khả năng suy nghĩ, tinh thần làm việc nhóm tốt hơn.