Cảm xúc đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình xử lý thông tin của các học viên. Trong lớp học trực tuyến, nếu như người học bị các cảm xúc tức giận, hỗn loạn chi phối quá nhiều, rất khó có thể tiếp tục lắng nghe và tiếp thu kiến thức mới. Và ngược lại, những cảm xúc hưng phấn, tích cực sẽ là "chất xúc tác" làm cho việc tiếp thu kiến thức mới tốt hơn. Cùng tham khảo một số "gợi ý" kết nối sợi dây cảm xúc với học viên từ Edulive nhé!
1. Hãy kể chuyện
Một câu chuyện thu hút, một giọng nói ấm áp có "ma lực" cực kỳ lớn lôi kéo người học đắm chìm vào một thế giới học tập mới. Bạn nên thường xuyên sưu tầm những mẩu chuyện "bên lề" bài học. Nó không chỉ giúp cho bài học thêm chiều sâu mà còn tạo cho người học cảm giác được khám phá, được tìm tòi một bầu trời kiến thức mới.
Ví dụ như, sau những phút giây căng thẳng bạn phải giải thích với học viên về một định luật toán học nào đó. Bạn kể về một mẩu chuyển thú vị ở trong phòng thí nghiệm, thành tích nổi bật hay sự "ngớ ngẩn" buồn cười của nhà toán học đó cũng là một cách hay giúp kết nối cảm xúc trong lớp học trực tuyến.
Lưu ý, bạn đừng quá sa đà vào việc kể chuyện trong lớp học. Hãy đảm bảo rằng, thời gian bạn kể chuyện vừa phải không tốn quá nhiều thời gian nhé! Tránh trường hợp câu cuyện không liên quan tới nội dung bài học. Giọng điệu nên nhẹ nhàng, truyền cảm, không nên nói quá to hay biểu cảm quá lố.
2. Sử dụng những hình ảnh "gợi cảm"
Một bức hình đẹp có tác dụng rất lớn trong việc gợi lên "cảm xúc" của người học. Nếu như bạn biết thể hiện hình ảnh trong bài giảng e-learning đúng cách, nó không chỉ thể hiện tính thẩm mỹ, sự chuyên nghiệp mà còn đem đến cảm xúc gần gũi, thoải mái nữa đấy. Ví dụ như, đối tượng học viên của bạn là học sinh tiểu học, có thể ưu tiên sử dụng những hình ảnh hoạt hình ngộ nghĩnh như Doraemon, Pokemon, Sakura,.. hoặc một số họa tiết dễ thương để tạo điểm nhấn cho bài giảng. Hay một bức hình "lịch sử" đắt giá minh họa cho câu chuyện thời đại mà bạn định kể trong buổi học ngày hôm đó cũng là một gợi ý đáng để tham khảo.
Hãy đảm bảo rằng những hình ảnh mà bạn chọn nên ưu tiên sử dụng hình ảnh chất lượng cao, phù hợp với lứa tuổi và nội dung bài giảng nhé!
3. Những câu chuyện hài hước
Bạn đừng cố gắng chăm chăm vào những con chữ đơn điệu trong bài giảng. Hãy biến tấu không khí lớp học sôi động một chút bằng những tiéng cười. Một câu nói đùa về bản thân, sự trớ trêu của một hiện tượng hay một số mẩu chuyện hot trend ở trên mạng cũng là một gợi ý hay ho tạo nên tiếng cười trong các lớp học.
Tuy nhiên, bạn phải luôn nhớ rằng không nên sa đà trêu đùa nó sẽ làm giảm chất lượng bài học trong lớp học trực tuyến. Không nên chọc ghẹo khuyết điểm của bất cứ cá nhân nào trong lớp hay tốn thời gian vui đùa trong lớp quá lâu.
4. Khuấy động không khí lớp học bằng những trò chơi giáo dục trực tuyến
Khi thiết kế bài giảng điện tử e-learning, bạn có thể biến tấu bài giảng trở nên sinh dộng hơn nhờ các mẫu trò chơi giáo dục trực tuyến. Nó không chỉ khiến cho tinh thần của học viên trở nên thoải mái và dễ chịu tốt hơn mà còn kích thích tinh thần học hỏi của học viên.
Để thiết kế các mẫu trò chơi giáo dục trực tuyến không khó. Bạn chỉ cần vào một số phần mềm thiết kế bài giảng E-learning ở phần thư viện nội dung là có thể hỗ trợ bạn tạo những trò chơi cực kỳ hấp dẫn rồi.
Trên đây là một số cách kết nối cảm xúc người học ở trong lớp học trực tuyến. Hy vọng với những gợi ý vừa rồi từ Edulive đã cung cấp cho các thầy cô, các chủ trung tâm và các chủ doanh nghiệp có thêm những thông tin bổ ích. Nếu như còn bất cứ băn khoăn nào khác đừng ngần ngại mà không liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ thêm nhé!
Xem thêm: Bạn Nên Chọn Gam Màu Nào Khi Thiết Kế Bài Giảng E-Learning Dạy Học Trực Tuyến?