Trung tâm bạn đang sử dụng phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ em nào? Phương pháp đó có thực sự hữu ích và đem lại kết quả tốt nhất chưa? Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về phương pháp Immersion Language Teaching. Để xem phương pháp này có gì đặc biệt có thể áp dụng trong giảng dạy được không nhé!

Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ em Immersion Language Teaching

phuong-phap-day-tieng-anh-cho-tre-em-phuong-phap-immersion-language-teaching

Trẻ con mặc dù học rất nhanh nhưng hiếu động, tò mò và không có tính kiên nhẫn bền bỉ như người lớn. Nếu như trung tâm của bạn dạy theo kiểu cho trẻ học thuộc từ + ngữ pháp rồi mới áp dụng vào bài tập khiến cho trẻ rất khó có thể ghi nhớ và vận dụng bài giảng được. Với lứa tuổi từ 4 tuổi tới 12 tuổi nên dạy theo hướng vừa học vừa chơi sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp thu ngôn ngữ hơn.

Phương pháp Immersion Language Teaching (học thẩm thấu) hay còn gọi là Content-based là một phương pháp giúp trẻ có thể hòa mình cùng ngôn ngữ đó. Theo khảo sát của CAL (Trung tâm Ngôn ngữ học ứng dụng) năm 2011, đây là phương pháp được áp dụng trên toàn bộ  528 trường học ở Mỹ và rất nhiều trường học ở các quốc gia khác đều áp dụng như: Pháp, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc..

Phương pháp này có 2 nguyên tắc chính:

  • Ném trẻ con vào môi trường ngôn ngữ đó để cho trẻ tự suy nghĩ, luyện phản xạ khi giao tiếp với tiếng Anh mà không quá nặng nề việc học ngữ pháp. 
  • Tập trung vào việc ý nghĩa mà nội dung từ ngữ đó chuyển tải chứ 

Đối với phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ em này, trẻ có môi trường học tập gần giống với môi trường học ngôn ngữ những năm đầu đời của người bản địa.

Trong lớp học qua các hình ảnh/trò chơi giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ đoán nghĩa từ vựng. Luyện tập phản xạ nghe -nói tiếng Anh thông qua nhiều topic khác nhau: trường học, đồ ăn, gia đình…

Một số gợi ý khi thực hiện phương pháp Immersion Language Teaching để đạt được hiệu quả tốt nhất

Khi áp dụng phương pháp Immersion Language Teaching trong giảng dạy có được hiệu quả tốt nhất. Các trung tâm nên áp dụng một số gợi ý sau đây nhé!

1. Sử dụng E-Learning trong giảng dạy

vn_604f246025d9e5tlypqr

Tại Phần Lan và rất nhiều các quốc gia phát triển trên thế giới khác đều áp dụng bài giảng E-Learning trong giảng dạy. Dạy học trực tuyến giúp rèn luyện cho trẻ tính chủ động trong học tập, hiểu sâu kiến thức trong bài học hơn thông qua các hình ảnh, âm thanh, mini game vừa học vừa chơi hấp dẫn trên các ứng dụng học tập. 

Ở Việt Nam bạn có thể tham khảo phần mềm dạy học trực tuyến Edulive. Đây là một phần mềm giảng dạy, soạn giảng các bài học E-learning với nhiều tính năng hấp dẫn. Không chỉ giúp cho học viên có thể kéo -thả tương tác trực tiếp. Edulive còn có 1 kho thư viện nội dung khổng lồ với nhiều mini game học tập hấp dẫn như: ai là triệu phú, gấu béo qua cầu, bé chuyền bóng rổ, bé câu cá… cực kỳ hữu ích cho phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ em.

2. Kiên nhẫn học bền bỉ mỗi ngày

vn_604f24601a5320g0slpp

Khác với các môn học toán, tự nhiên… chỉ cần học trong một thời gian ngắn là có thể áp dụng được ngay. Học tiếng Anh hay bất cứ một ngôn ngữ nào khác là đòi hỏi sự bền bỉ, chăm chỉ rèn luyện mỗi ngày.

Thay vì bắt trẻ phải học một ngày vài tiếng đồng hồ, bạn nên cho trẻ học mỗi ngày khoảng 15-30 phút sẽ giúp trẻ ôn tập và ghi nhớ lại được các bài giảng tiếng Anh. Dần dần việc học tiếng Anh sẽ trở thành một thói quen, niềm yêu thích của trẻ giúp trẻ tiến bộ hơn mỗi ngày.

3. Khuyến khích trẻ tự tìm hiểu

phuong-phap-day-tieng-anh-cho-tre-em-phuong-phap-immersion-language-teaching-2 (1)

Học tiếng Anh không chỉ có giới hạn ở hình thức: pen là cái bút; cat là con mèo… khi dạy trẻ bạn nên cho trẻ nghe ca nhạc, các chương trình giải trí nước ngoài; phim hoạt hình nước ngoài. Khuyến khích trẻ tìm hiểu các đồ vật trong tự nhiên rồi dịch sang tiếng Anh nghĩa là gì?; Cùng trẻ tập nói một số câu tiếng Anh đơn giản; Khen ngợi trẻ….

Chỉ với hệ thống các phương pháp dạy học này hy vọng rằng đã đem đến những thông tin kiến thức bổ ích giúp cho nhà trường, trung tâm có thêm những gợi ý hay ho trong việc dạy tiếng anh cho trẻ. Nếu như bạn vẫn còn băn khoăn thắc mắc nào thì đừng ngần ngại mà không nhấc máy lên và liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ thêm nhé!

Xem thêm: Gamification Là Gì? Gamification Và Game Có Phải Thực Sự Là 1?