Những câu hỏi trắc nghiệm được rất nhiều giáo viên sử dụng trong lớp học để test nhanh kiến thức của học viên. Tuy nhiên, làm thế nào để thiết kế câu hỏi trắc nghiệm hay, đánh giá sát thực lực học tập của học viên thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết ngày hôm nay, Edulive giới thiệu tới mọi người một số nguyên tắc cần nắm rõ khi soạn các câu hỏi trắc nghiệm, cùng tìm hiểu nhé!
1. Sử dụng cấu trúc đơn giản, từ ngữ chính xác
Nguyên tắc đầu tiên khi thiết kế câu hỏi trắc nghiệm đó chính là phải sử dụng cấu trúc câu đơn giản, từ ngữ chính xác. Bởi nếu như bạn sử dụng cấu trúc dài dòng, từ ngữ khó hiểu học viên không hiểu câu hỏi là ý nghĩa là gì. Dẫn đến tình trạng học viên trả lời đáp án sai, bài kiểm tra không đánh giá đúng được năng lực của người học.
2. Đáp án nên cùng chung độ dài
Nguyên tắc số 2 mà bạn cần nắm vững khi tạo câu hỏi trắc nghiệm trong các bài giảng E-learning đó chính là các đáp án nên cùng chung độ dài. Nếu như bạn đang sử dụng những đáp án chỉ có 2 từ, đột nhiên lại sử dụng đáp án dài hơn 5 từ sẽ khiến cho học viên chú ý tới đáp án đó và bỏ qua đáp án còn lại. Thêm nữa, nếu như bạn sử dụng những đáp án có độ dài - ngắn lệch nhau cũng ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ.
3. Số lượng đáp án không quá nhiều
Nguyên tắc tiếp theo mà bạn cần nhớ khi thiết kế câu hỏi trắc nghiệm đó chính là không nên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm quá nhiều. Bởi càng nhiều đáp án trong cùng một câu hỏi trắc nghiệm càng khiến cho học viên trở nên hoang mang và nhầm lẫn hơn. Bạn chỉ nên dùng 3-5 đáp án trên cùng một câu hỏi trắc nghiệm thôi nhé!
4. Các đáp án phân tâm gần giống đáp án đúng
Sử dụng những đáp án câu hỏi trắc nghiệm không liên quan gì tới nhau là một sai lầm khiến rất nhiều người mắc phải khi số hóa nội dung bài giảng. Bởi nó khiến cho người học dễ dàng nhận ra đó là đáp án sai, sau đó dùng phương pháp loại trừ chọn đáp án đúng. Bạn nên sử dụng những đáp án phân tâm cao gần giống với đáp án đúng hay đáp án mà người học dễ mắc sai lầm trong quá trình tính toán. Bởi điều này sẽ giúp cho bạn kiểm tra kiến thức học viên kỹ càng nhất có thể.
5. Tránh lạm dụng các câu hỏi mẹo
Những câu hỏi mẹo sẽ tạo nên tính bất ngờ và thử thách cho bộ câu hỏi trắc nghiệm. Tuy nhiên, nếu như bạn lạm dụng sử dụng quá nhiều những câu hỏi trắc nghiệm sẽ khiến cho bài giảng trở nên rối rắm, khiến học viên phân tâm tốn thời gian hơn thôi.
Trên đây là một số những nguyên tắc khi thiết kế câu hỏi trắc nghiệm. Hy vọng bài viết vừa rồi đã cung cấp cho bạn thêm những thông tin hữu ích. Nếu như bạn gặp bất cứ băn khoăn thắc mắc nào khác thì đừng ngần ngại mà không liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ thêm nhé!
Xem thêm: 04 Mẹo Sắp Xếp Bài Giảng E-Learning Khoa Học Hơn Mà Không Phải Ai Cũng Biết.