Phương pháp tổ chức trò chơi học tập cho trẻ mầm non là gì và có ý nghĩa gì trong việc dạy trẻ? Cùng tham khảo trò chơi học tập cho trẻ mầm non hay nhất.

 

1. Phương pháp tổ chức trò chơi học tập cho trẻ mầm non

Khái niệm trò chơi học tập cho trẻ mầm non có lẽ không còn là một khái niệm xa lạ đối với các thầy cô. Trẻ mầm non rất hiếu động, ham học hỏi, thích tìm tòi và quan sát và có tâm lý thích chơi hơn thích học.. Vì vậy, các trò chơi học tập được hình thành và ứng dụng vào việc học sẽ giúp trẻ  học tập một cách tự nhiên và có hứng thú hơn trong việc tiếp thu kiến thức mới. 

trẻ phát triển toàn diện
Trò chơi học tập giúp trẻ phát triển về mọi mặt.

Các trò chơi học tập cho trẻ mầm non bao gồm trò chơi về tư duy trí não, thể chất, tâm lý kết hợp với những đồ vật, con vật xung quanh trẻ. Tất cả trò chơi sẽ giúp trẻ nhận biết sự vật, cải thiện khả năng giao tiếp, cách giải quyết vấn đề từ đó nâng cao vốn hiểu biết, tạo tiền đề cho trẻ khi bước vào lớp 1.  

2.Vai trò của trò chơi trong dạy học trẻ mầm non

2.1. Phát triển thể chất

Những trò chơi dạy học góp phần tăng cường sức khỏe và sức đề kháng của trẻ. Trong quá trình tham gia trò chơi, trẻ được vận động vừa giúp cơ thể linh hoạt, vừa giúp kích thích chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể như: hệ tuần hoàn, hệ thần kinh,...Đặc biệt đối với những trò chơi ngoài trời, trẻ sẽ được tiếp xúc với không khí bên ngoài, ánh nắng, nguồn nước giúp trẻ thích nghi tốt hơn với môi trường xung quanh, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

phát triển thể chất cho trẻ
Trò chơi học tập góp phần phát triển thể chất cho trẻ. 

2.2. Phát triển trí tuệ

Khi tham gia các trò chơi, trẻ sẽ gặp phải những tình huống buộc phải đưa ra câu trả lời, tìm và giải quyết vấn đề để giành chiến thắng. Dù cách làm của trẻ hiệu quả hay chưa thì cũng luyện được cho trẻ khả năng tư duy, sắp xếp và giải quyết vấn đề. 

2.2. Phát triển khả năng giao tiếp

Độ tuổi mầm non là độ tuổi chưa biết đọc biết viết, vì vậy vốn từ vựng của trẻ còn hạn chế. Hơn nữa việc giao tiếp giữa bạn bè, giáo viên sẽ là bước đệm để hình thành tâm lý, tính cách của trẻ. Thông qua các trò chơi học tập cho trẻ mầm non như nhập vai, kể chuyện,...trẻ được nói ra suy nghĩ của mình giúp trẻ mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp. 

3. Top 5 trò chơi học tập cho trẻ mầm non

3.1. Ghi nhớ bước chân

Trò chơi ghi nhớ bước chân sẽ giúp trẻ học thuộc được những loại hình học cơ bản và luyện khả năng phản xạ.

Trò chơi ghi nhớ bước chân
Trò chơi ghi nhớ bước chân giúp trẻ nhận diện hình học và tăng khả năng phản xạ.

- Chuẩn bị: Giáo viên vẽ hoặc cắt dán các hình học như: hình tròn, hình vuông, tam giác, chữ nhật,...lên sàn nhà hoặc địa điểm tổ chức trò chơi.

- Luật chơi: Trẻ sẽ lắng nghe hiệu lệnh đi vào đúng ô hình học giáo viên đưa ra. Ai đi sai sẽ phải quay về điểm xuất phát ban đầu và nhường cho đội bạn.

- Cách chơi:  

  • Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, bốc thăm xem nhóm nào được quyền chơi trước.
  • Giáo viên hô to hình nào thì trẻ sẽ phải nhảy vào hình đó cường độ hô nhanh dần. Nếu trẻ bước sai vào hình khác thì sẽ phải nhường lượt cho đội bạn.
  • Cuối cùng, đội nào hết người trước thì đội đó dành chiến thắng. 

3.2. Tìm quả cho cây 

Trò chơi này giúp trẻ ghi nhớ những con số và tăng tính nhanh nhạy. 

- Chuẩn bị: Một số cây được làm bằng bìa cứng hoặc cây nhựa, các thẻ số mà đã dạy trẻ trước đó và chuẩn bị 3 con đường có những chướng ngại vật.

- Luật chơi: Trẻ sẽ phải vượt qua con đường có chướng ngại vật, lấy một quả và gắn lên cây của đội mình.

- Cách chơi: 

  • Giáo viên chia lớp thành 3 đội, gắn thẻ số lên mỗi cây.
  • Mỗi trẻ trong đội có nhiệm vụ đi qua con đường có chướng ngại vật, lấy về cho đội mình 1 quả và chạy về gắn lên cây. Trẻ sẽ lần lượt như thế theo hình thức chạy tiếp sức.
  • Giáo viên sẽ đề ra một khoảng thời gian nhất định. Đội nào lấy được đủ số lượng quả quy định là đội đó thắng cuộc. 

3.3. Nhập vai nhân vật

Trò chơi này giúp trẻ tăng khả năng giao tiếp, xử lý tình huống 

Trò chơi nhập vai
Trò chơi nhập vai giúp trẻ tăng khả năng giao tiếp, xử lý tình huống.

- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một đoạn hội thoại. Có thể lấy đoạn hội thoại từ truyện tranh, truyện cổ tích trước đó đã đọc cho trẻ nghe. Tiếp theo, chuẩn bị đạo cụ giúp trẻ trong quá trình diễn xuất.

- Luật chơi: Trẻ sẽ nhập vai từng nhân vật theo nhóm, diễn lại đoạn hội thoại đã được giáo viên cho xem.  

- Cách chơi: 

  • Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, số lượng thành viên trong nhóm phù hợp số lượng nhân vật,
  • đọc hoặc mở đoạn hội thoại, cho trẻ xem và học thuộc từng lời thoại của nhân vật. 
  • Giúp từng nhóm hóa trang và tổ chức thứ tự các nhóm diễn lại đoạn hội thoại, đánh giá nhóm nào diễn đạt và phối hợp ăn ý với nhau nhất đội đó dành chiến thắng. 

3.4. Đoán xem cái gì

Trò chơi đoán xem cái gì sẽ giúp trẻ tăng khả năng nhận biết, trí tưởng tượng và khả năng giao tiếp cho trẻ.

- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một thùng đồ chơi gồm 10 món, bịt miệng thùng lại và chỉ để lại một lỗ trống vừa tay của trẻ.

- Luật chơi: Trẻ sẽ cho tay vào thùng, chọn lần lượt từng đồ chơi, miêu tả đặc điểm lại cho các bạn trong nhóm. 

- Cách chơi: 

  • Giáo viên sẽ chia lớp thành 3-4 nhóm, mỗi nhóm có mỗi thùng đồ chơi giống nhau. 
  • Cử đại diện mỗi nhóm lên nhận dạng đồ vật và miêu tả cho các bạn còn lại trong nhóm
  • Nhóm chiến thắng là nhóm đoán đúng nhiều đồ chơi nhất trong thời gian quy định.

3.5. Đoán tên các loại cây

Đây là trò chơi giúp trẻ củng cố kiến thức về các loại cây xung quanh. Rèn luyện thể chất lẫn khả năng nhanh nhạy. 

Trò chơi đoán tên các loại cây
Trò chơi đoán tên các loại cây giúp rèn luyện thể lực cho trẻ.

- Chuẩn bị: Nếu muốn tổ chức trò chơi này, giáo viên nên cho trẻ học tên và ghi nhớ các loại cây trong sân trường trước. Khi đã đảm bảo các em nhớ và nhận dạng tên từng loại cây thì mới tổ chức trò chơi này.

- Quy định: Giáo viên đọc tên từng loại cây, trẻ sẽ chạy tới cây tương ứng.

- Cách chơi: 

  • Tập hợp lớp ra sân trường, nhắc lại cả lớp tên của từng loại cây trong sân trường
  • Giáo viên đọc tên từng loại cây, yêu cầu trẻ chạy tới cây đó trong khoảng thời gian nhất định, trẻ nào nhận sai cây hoặc chạy không kịp thời gian gian đó sẽ bị loại
  • Cuối cùng, những trẻ đoán đúng còn lại đến cuối là những người chiến thắng.

Áp dụng trò chơi trong học tập cho trẻ rất quan trọng và mang ý nghĩa to lớn đối với quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Trên đây là 5 trò chơi học tập hay nhất dành cho giáo viên tham khảo khi dạy trẻ. Giáo viên nên chọn trò chơi phù hợp với lứa tuổi, thể trạng của học sinh để đạt được hiệu quả tốt nhất.

 

Xem thêm: Top 5 trò chơi toán học cho trẻ mầm non hay nhất