Có thể ví von giáo án điện tử giống như một tấm bản đồ giúp giáo viên hướng dẫn người học nên học như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất. Tuy vậy, làm thế nào để thiết kế được một giáo án hay, hấp dẫn, phù hợp với mục tiêu người học thì không phải ai cũng biết.
Giáo án điện tử và bài giảng điện tử có gì khác nhau?
Giáo án điện tử là gì?
Theo tài liệu “Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS - môn Tin Học” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành, khái niệm giáo án điện tử được định nghĩa là: “ là giáo án truyền thống của giáo viên nhưng được đưa vào máy vi tính – giáo án truyền thống nhưng được lưu trữ, thể hiện ở dạng điện tử”. Khi giáo án truyền thống được đưa vào máy tính, giáo viên có thể phát huy thế mạnh công nghệ thông tin trong việc trình bày và thể hiện hình thức và nội dung bài giảng.
Có thể hiểu rằng giáo án điện tử là bản thiết kế bài giảng cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động giảng dạy của giáo viên trên lớp. Toàn bộ hoạt động giảng dạy đó đã được số hóa nội dung bằng cách minh họa bài giảng từ các dữ liệu đa phương tiện (trò chơi, hình ảnh, video, gif…) một cách trực quan, cấu trúc chặt chẽ và logic của bài học.
Giáo án điện tử và bài giảng điện tử có gì khác nhau?
Bài giảng điện tử hay còn được gọi là bài giảng E-Learning. Bạn có thể hiểu rằng bài giảng điện tử là một hình thức bài giảng trên lớp được giáo viên số hóa nội dung qua các dữ liệu đa phương tiện (hình ảnh, video, âm thanh..) tạo nên.
Từ hai khái niệm giáo án điện tử và bài giảng điện tử có thể thấy rằng, giáo án điện tử là tập hợp các bài giảng điện tử nhỏ tạo thành. Hay nói cách khác bài giảng điện tử là một phần nhỏ nằm ở bên trong của giáo án.
Các bài giảng điện tử ở bên trong của giáo án được sắp xếp theo một cấu trúc nhất định, có logic từ cao xuống thấp từ mặt triển khai nội dung lẫn thiết kế bài giảng. Điều này không chỉ giúp cho giáo án lẫn bài giảng điện tử có tính thẩm mỹ mà còn giúp học viên dễ dàng tiếp thu bài giảng tốt hơn.
4 bước chuẩn bị trước khi soạn giáo án điện tử
1. Nghiên cứu đối tượng học tập
Bước đầu tiên nghiên cứu đối tượng học tập cũng là bước rất nhiều giáo viên chủ quan bỏ qua bước này. Nếu như bạn không thực sự không hiểu kỹ về người học thì làm sao bạn có thể soạn ra giáo án điện tử khớp với mục tiêu đối tượng với người học được đây?
Bạn hãy tự đặt ra và trả lời một số câu hỏi sau để có thể tìm hiểu về đối tượng người học nhé!
- Người học có độ tuổi là bao nhiêu?
- Trình độ học vấn có cao không?
- Mục tiêu mong muốn học xong là gì?
- Thời gian khóa học diễn ra trong vòng bao lâu?
- Họ có sở thích gì đặc biệt không?
- Họ có tích cực/nghiêm túc trong học tập không?
Bạn càng đặt ra và trả lời càng nhiều câu hỏi, bạn sẽ càng hiểu đối tượng người học hơn. Nó không chỉ là những căn cứ quý giá giúp bạn nhìn ra được đâu là điểm mấu chốt để có những phương án thiết kế giáo án điện tử cũng như phương pháp tiếp cận sao cho phù hợp.
2. Phác thảo kế hoạch giảng dạy bằng sơ đồ tư duy
Sau bước nghiên cứu kỹ càng đối tượng học tập, về cơ bản bạn đã có cái nhìn khái quát về đối tượng học tập. Bước tiếp theo mà bạn cần làm đó chính là lập sơ đồ tư duy giảng dạy.
Ở bước này, bạn sẽ phác thảo và phân bổ những kiến thức chính sẽ giảng dạy trong toàn bộ khóa học. Làm tốt khâu này bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về toàn bộ khóa học: Bạn nên dạy kiến thức nào trước, kiến thức nào sau? Bạn nên truyền đạt thông tin trong bài giảng E-Learning như thế nào để người học nắm bắt kiến thức tốt nhất?....
3. Thu thập tài liệu giảng dạy
Công việc tiếp theo mà bạn cần làm sau khi lập sơ đồ tư duy giảng dạy đó chính là thu thập tài liệu giảng dạy. Một số website giúp bạn thu thập tài liệu giảng dạy có thể kể đến như:
Kho bài giảng giảng dạy
- Violet: https://baigiang.violet.vn/
- Học Mãi: https://hocmai.vn/kho-tai-lieu/
- Tài liệu giảng dạy: http://www.tailieugiangday.com/trang-chu.htm
- Edulive: https://edulive.net/
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo website chính thức của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo để cập nhật thêm những kiến thức, đề thi mới nhất nhé!
Kho hình ảnh, video
- Mạng xã hội hình ảnh Pinterest: https://www.pinterest.com/
- Freepik: https://www.freepik.com/
- Youtube: https://www.youtube.com/
- Purple Planet Music: https://www.purple-planet.com/
Và còn rất nhiều website khác cung cấp nhiều tài liệu giảng dạy cũng như tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác nữa.
4. Lựa chọn công cụ soạn giáo án điện tử
Sau khi đã nghiên cứu đối tượng học tập, phác thảo kế hoạch giảng dạy, tìm nguồn tài liệu giảng dạy thì bước tiếp theo mà bạn cần làm chính là nghiên cứu, lựa chọn công cụ soạn giáo án điện tử rồi bắt tay vào thiết kế giáo án. Bạn nên ưu tiên lựa chọn những công cụ soạn giáo án có sẵn kho template lớn, bởi nó không chỉ giúp cho bạn thiết kế bài giảng nhanh hơn, dễ dàng hơn mà lại làm tăng tính thẩm mỹ cho bài giảng nữa đấy.
Với ưu điểm dễ sử dụng, công cụ soạn bài giảng tương tác thông minh, linh hoạt Edulive xứng đáng là một phần mềm soạn bài giảng E-Learning mà các thầy cô giáo nên tham khảo. Không chỉ vậy ở trong kho thư viện nội dung của Edulive có hàng nghìn mẫu template hấp dẫn sẵn có giúp giáo viên soạn bài giảng nhanh hơn, dễ dàng hơn.
Điểm vượt trội của Edulive so với các công cụ soạn giảng khác chính là: học viên có thể tương tác trực tiếp trên nội dung bài giảng, không giới hạn số lượng học viên tương tác, chủ trung tâm giáo dục có thể phân quyền quản lý nội dung thông minh linh hoạt…
Bạn chỉ cần truy cập vào website: https://edulive.net/dang-nhap để lập tài khoản sử dụng phần mềm. Sau đó vào phần “Thư viện file” bắt đầu thiết kế bài giảng E-Learning.
Trên đây là 04 bước chuẩn bị trước khi bắt đầu soạn giáo án điện tử. Hy vọng bài viết vừa rồi đã cung cấp cho bạn thêm những thông tin bổ ích. Nếu như bạn còn có bất cứ khó khăn hay thắc mắc nào khác thì đừng ngần ngại mà không liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ thêm nhé!
Xem thêm: 4 Thay đổi mới tại các cấp dạy học trong năm học 2020-2021