Để có được một bài giảng E-Learning hấp dẫn trước tiên bạn cần có một khâu chuẩn bị kỹ càng cùng kiến thức về E-learning. Khỏi lo bài giảng đơn điệu, nhàm chán chỉ cần áp dụng 5 bước siêu đơn giản sau đây là đã có ngay bài giảng trực tuyến hấp dẫn rồi. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!
Để có được một bài giảng E-Learning hấp dẫn trước tiên bạn cần có một khâu chuẩn bị kỹ càng cùng kiến thức về E-learning. Khỏi lo bài giảng đơn điệu, nhàm chán chỉ cần áp dụng 5 bước siêu đơn giản sau đây là đã có ngay bài giảng trực tuyến hấp dẫn rồi. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!
1. Xác định mục tiêu học tập của học viên
Xác định mục tiêu học tập của học viên nghe qua thì có vẻ đơn giản nhưng trên thực tế nó đòi hỏi rất nhiều kỹ năng quan sát, sự nhạy bén. Nếu bạn bạn chuẩn bị kỹ càng khâu này đảm bảo bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc. Kể cả một người đã có kinh nghiệm trong việc tạo ra các bài giảng E-Learning, nếu như bỏ qua bước này rất có thể học viên nội dung bài giảng sẽ không thực sự “chạm đúng mục tiêu học tập” của học viên phải mất công làm lại từ đầu.
Khi bắt đầu bạn hãy đặt ra cho mình hai câu hỏi:
Câu hỏi 1: Tại sao học viên của bạn cần khóa học này từ góc độ thương mại?
Có phải các lớp học offline ở nhiều trung tâm quá đắt họ không có khả năng chi trả? Có phải họ bận bịu không có thời gian đi tới các trung tâm học? Trung tâm của bạn có gì khác biệt so với các trung tâm khác không?
Càng rõ ràng, càng chi tiết mong muốn hành vi của học viên sẽ giúp bạn định hướng và chuẩn bị nội dung phù hợp. Tránh trường hợp bài giảng của bạn có nội dung không cần thiết hoặc không có giá trị với họ.
Câu hỏi 2: Tại sao khóa học này lại quan trọng với người học của bạn?
Liệu khóa học của bạn có làm cho công việc của họ dễ dàng hơn? Nó có giúp họ có một công việc hay một cơ hội tốt trong tương lai? Điều gì sẽ xảy ra nếu như họ không học khóa học của bạn?
Một lợi ích chính của việc đặt câu hỏi số 2 giúp cho bạn có thể tự tin nói với khách hàng của mình rằng: Khóa học của chúng tôi có giá trị và đem lại rất nhiều lợi ích cho người học.
Nếu bạn không làm bước này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ chốt đơn khách hàng tham gia. Làm tốt câu hỏi số 2 khách hàng sẽ tự tìm hiểu, đăng ký học bạn không cần phải chăm sóc nhiều. Đừng ngại, bạn chỉ cần hỏi thẳng họ họ cần điều gì ở trong khóa học. Rốt cuộc khóa học của bạn sinh ra là để dành cho họ, phải không?
2. Xác định ai là người học
Mỗi đối tượng khách hàng sẽ có những phương thức truyền tải khác nhau. Bạn không thể nào áp dụng cách dạy của người lớn vào trong lớp học của trẻ em được. Bạn cũng không thể áp dụng cách giảng khi dạy người trẻ vào người lớn tuổi được. Khi nắm rõ được ai là đối tượng người học, bạn mới có cơ sở để tạo ra các nội dung hấp dẫn “thôi miên” các giác quan của họ.
Để xác định đối tượng học viên, bạn hãy trả lời những câu hỏi sau:
- Trình độ học vấn của học viên là gì?
- Họ có thoải mái, dễ dàng tiếp thu công nghệ không?
- Họ đã từng học các bài giảng E-Learning nào trước đây chưa?
- Và nếu có thì họ đã sử các ứng dụng dạy học trực tuyến nào?
- Họ thích điều gì và ghét điều gì từ các khóa học trước?
- Chuyên ngành trước đây họ học là gì?
- Mức độ hiểu biết hoặc kinh nghiệm của họ với các mục tiêu học tập
- Họ có biết một số kiến thứ đang được dạy không?
- Mức độ áp dụng nội dung khóa học trong cuộc sống là gì?
Khi bạn đã hỏi những câu hỏi này, bạn sẽ có ý tưởng về khóa học của bạn dành cho ai và nội dung và cách tiếp cận nào sẽ hấp dẫn họ nhất.
3. Bắt đầu thiết kế khung xương sườn bài giảng E-Learning
Sau khi xác định được mục tiêu học tập và đối tượng khách hàng là bạn đã có sẵn trong tay một bản đồ định hướng nội dung. Đối với bước này, bạn nên lập một sơ đồ tư duy để vẽ ra lộ trình khóa học theo các cấp độ khác nhau.
4. Bắt đầu xây dựng nội dung bài giảng E-Learning chi tiết
Thông qua các phần mềm dạy học E-Learning cùng phần khung sườn nội dung mà bạn đã làm ở bước 3. Bây giờ bạn sẽ bắt đầu tiến hành bổ sung các thông tin chi tiết vào cá bài giảng. Bạn phải luôn luôn nhớ rằng nhưng nội dung điền vào phải tuân thủ sự thống nhất với mục tiêu ban đầu đặt ra xuyên suốt trong toàn khóa học.
Tìm hiểu thêm về phần mềm dạy học E-Learning: TẠI ĐÂY
Hãy ưu tiên sử dụng các video, hình ảnh âm thanh, trò chơi trực tuyến thật nhiều ở trong bài giảng. Những video, trò chơi, hình ảnh đảm bảo rằng phải minh họa trọng tâm kiến thức mà bài giảng muốn truyền tải tới người học. Nội dung bài giảng E-Learning càng ngắn gọn, súc tích càng tốt sẽ giúp cho người học ghi nhớ tốt hơn.
Ngoài ra, bạn cũng cần hết sức chú ý tới yếu tố tương tác trong mỗi buổi học. Hãy tạo sân chơi trong lớp học ảo để các học viên có thể trao đổi, thảo luận kiến thức.
5. Kiểm tra, sửa đổi và phản hồi
Bên cạnh việc bổ sung kiến thức trong mỗi bài giảng, bạn cũng cần hết sức chú ý tới yếu tố tương tác, feedback của học viên sau mỗi buổi học. Không có bài giảng E-Learning nào thiết kế lần đầu có thể khớp hoàn toàn mong muốn của học viên được.
Khi gia tăng nhiều hoạt động tương tác trong lớp học, bạn sẽ hiểu hơn họ muốn gì trong bài giảng này? Có đoạn thông tin nào cần sửa đổi không? Trong quá trình giảng có chỗ nào họ thấy khó hiểu mà bạn nên giảng lại/sửa đổi lại? Học viên có thực sự hiểu bài không? Nếu có thì họ đã hiểu bài tới đâu?
Làm thế nào để nhận phản hồi của học viên nếu học viên quá nhút nhát?
Đây là một trường hợp điển hình mà rất nhiều trung tâm ngoại ngữ gặp phải. Dù không hiểu bài, muốn sửa đổi nhưng học viên vẫn im lặng cho qua. Cho nên đôi khi cách trực tiếp hỏi họ thực sự không hiệu quả lắm.
Bạn nên sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm, trò chơi tương tác, gọi lên bảng làm bài kiểm tra trong lớp học ảo để đánh giá khách quan xem học viên có thực sự hiểu bài hay không. Họ hiểu bài ở mức độ nào? Sau một khoảng thời gian học viên có thực sự tiến bộ?
Còn bước tiếp theo thì sao? Ngay bây giờ bạn hãy bắt tay vào soạn bài giảng E-Learning nhé! Nếu như gặp bất cứ khó khăn gì đừng ngần ngại mà không liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ thêm nhé!
Xem thêm: IBM Đã Đào Tạo Thành Công 400,000 Nhân Sự Như Thế Nào?