Kể chuyện một một trong những phương thức mạnh mẽ nhất mà các diễn giả, nhà lãnh đạo, giáo viên gây ảnh hưởng trong việc truyền cảm hứng và đào tạo. Và đặc biệt nó có tầm ảnh hưởng cực kỳ lớn tới khả năng tiếp thu bài giảng của học viên trong các lớp dạy học trực tuyến. Điều gì khiến cho việc kể chuyện lại trở nên quan trọng có sức ảnh hưởng lớn tới như vậy? Và làm thế nào để kể chuyện trong lớp học hiệu quả? Cùng tìm hiểu những lý do này qua bài viết sau đây nhé!

Kể chuyện một một trong những phương thức mạnh mẽ nhất mà các diễn giả, nhà lãnh đạo, giáo viên gây ảnh hưởng trong việc truyền cảm hứng và đào tạo. Và đặc biệt nó có tầm ảnh hưởng cực kỳ lớn tới khả năng tiếp thu bài giảng của học viên trong các lớp dạy học trực tuyến. Điều gì khiến cho việc kể chuyện lại trở nên quan trọng có sức ảnh hưởng lớn tới như vậy? Và làm thế nào để kể chuyện trong lớp học hiệu quả? Cùng tìm hiểu những lý do này qua bài viết sau đây nhé!

1. Kết nối cảm xúc với người học

 

dieu-gi-khien-cho-ke-chuyen-rat-hieu-qua-trong-viec-day-hoc-truc-tuyen

Kể chuyện trong lớp học sẽ tạo cho học người học cảm giác được kết nối cảm xúc. Một câu chuyện hấp dẫn chứa nhiều tầng ý nghĩa, kể cả khi có những kiến thức có trừu tượng và phức tạp thì người học cũng có thể nắm bắt được. Nhờ trí tưởng tượng cùng lời kể chuyện dẫn lối người học đắm mình  vào một thế giới học tập đầy màu sắc, thẩm thấu kiến thức tốt hơn rất nhiều so với việc phải học một bài giảng khô khan, nhàm chán.

Nhất là trong môi trường dạy học trực tuyến, vốn hạn chế về sự tương tác  so với lớp học truyền thống giáo viên chỉ có thể trao đổi thông tin với học viên thông qua màn hình máy tính. Nếu như giáo viên biết cách kể chuyện trong lớp học sẽ là một “chất xúc tác” rất lớn nâng cao hiệu suất học tập cho học viên.  

Theo Paul Smith - một nhà thiết kế thời trang, một lãnh đạo tài ba đã viết trong cuốn“Nghệ thuật bán hàng bằng câu chuyện”cho rằng: “Trong bất kỳ một hội nhóm nào sẽ có khoảng 40% là những người thích học trực quan. Họ học tốt nhất qua video, sơ đồ hoặc hình minh họa. 40% người học thính giác, tiếp thu kiến thức tốt nhất qua thính giác, qua các bài giảng và buổi thảo luận. 20% còn lại là những người học động học , tiếp thu tốt nhất bằng cách làm, trải nghiệm hoặc cảm nhận. Kể chuyện có ba khía cạnh cho cả ba loại người học. Người học trực quan đánh giá cao những hình ảnh mà  kể chuyện gợi lên. Người học thính giác tập trung vào từ ngữ và giọng nói của người kể chuyện. Người học thẩm mỹ ghi nhớ tốt với cảm xúc của người kể chuyện và cảm xúc từ chính câu chuyện đem lại”.

Để có thể kể được một câu chuyện giàu cảm xúc tốt nhất các giáo viên nên sử dụng các phần mềm thiết kế bài giảng E-Learning để minh họa, thu hút sự chú ý học viên vào những câu chuyện mà đang muốn kể.

2. Kể chuyện giúp người học ghi nhớ tốt hơn 

 dieu-gi-khien-cho-ke-chuyen-rat-hieu-qua-trong-viec-day-hoc-truc-tuyen (1)

Các nhà tâm lý học tổ chức Peg Neuhauser cho rằng việc học từ một câu chuyện người học sẽ ghi nhớ chính xác và lâu hơn so với việc học từ sự kiện và những con số. Tương tự, nghiên cứu của nhà tâm lý học Jerome Bruner cũng nhận định rằng: “Khả năng ghi nhớ cao gấp 10 tới 20 lần nếu như chúng được kể bằng câu chuyện”.

Thế nhưng trong các lớp dạy học trực tuyến không phải câu chuyện nào học viên cũng hứng thú và tiếp thu được. Phải làm thế nào để có thể kể được những câu chuyện hay? Hãy áp dụng một số mẹo sau đây.

Mẹo kể chuyện hay: 

  • Thứ nhất: Câu chuyện được kể cần đảm bảo nó phải thống nhất và bám sát với nội dung bài giảng
  • Thứ hai: Bạn nên kể ngắn gọn, mạch lạc không nên lan man sa đà vào những chi tiết không quan trọng
  • Thứ ba: Người kể cần thay đổi cảm xúc, nhịp điệu theo mạch câu chuyện. Tránh thể hiện cảm xúc thái quá, sẽ gây phản cảm.
  • Thứ tư: Sử dụng video, âm thanh, hình ảnh trong bài giảng E-Learning hỗ trợ câu chuyện đang kể. 
  • Thứ năm: Câu chuyện bạn kể phải đảm bảo nó không có trong sách giáo khoa hoặc quá phổ biến

Kể chuyện trong các lớp dạy học trực tuyến sẽ đem đến rất nhiều hữu ích đem đến những cảm xúc tích cực của người học nếu như bạn biết cách. Hãy luyện tập kỹ năng này thường xuyên để có kỹ năng giảng dạy tốt nhất nhé! Chúc bạn thành công.

Xem thêm: Một số nguyên tắc dạy học trực tuyến hỗ trợ giảng dạy hiệu quả hơn