Mục tiêu dạy học Tiếng Việt ở tiểu học hiện nay là gì? Giáo viên cần lưu ý gì khi dạy học để đảm bảo chất lượng? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!

 

1. Mục tiêu dạy học Tiếng Việt ở tiểu học hiện nay

Nhà trường và thầy cô đào tạo bộ môn Tiếng Việt với những mục tiêu sau đây: 

- Mục tiêu dạy học Tiếng Việt ở tiểu học hiện nay là đặt nền móng và phát triển các kỹ năng sử dụng tiếng Việt của các em học sinh như: Nghe, nói, đọc, viết,...phù hợp với môi trường giao tiếp của lứa tuổi cấp bậc tiểu học.

Thầy cô đồng hành cùng học sinh
Thầy cô bộ môn Tiếng Việt tiểu học là những nhân tố quan trọng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. 

- Các phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học được áp dụng để cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản về Tiếng Việt, tự nhiên, xã hội và con người. Ngoài ra các em còn được về nền văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. 

- Hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt. Hình thành nhân cách con người từ lứa tuổi tiểu học. 

2. Những điểm cần lưu ý khi dạy học Tiếng Việt ở tiểu học

Ở bậc mầm non, các bé hầu như sẽ được thầy cô hướng dẫn học tập thông qua các hoạt động và trò chơi. Còn đối với bậc tiểu học trò chơi chỉ là một trong nhiều phương pháp dạy học Tiếng Việt. Học sinh tiểu học sẽ được làm quen với sách vở và các bài giảng nhiều hơn. Vì vậy, giáo viên tiểu học phải khéo léo trong việc truyền tải kiến thức ở độ tuổi giao điểm này. Sau đây là một vài lưu ý khi dạy học Tiếng Việt ở tiểu học.

2.1. Đặc biệt chú ý những ngày đầu đến trường của học sinh

Những ngày đầu đến trường thường sẽ là những hoạt động làm quen, các bài giảng về sơ lược kiến thức  cơ bản. Các thầy cô có trọng trách lớn trong việc giúp các em hiểu được môi trường học tập ở tiểu học là như thế nào. Đặc biệt ở độ tuổi lớp 1, các em bắt đầu làm quen với bài vở nhiều, giờ giấc học tập chặt chẽ, sinh hoạt phải đúng quy củ và nề nếp hơn nên việc các thầy cô cần áp dụng phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học kết hợp lắng nghe tâm lý học sinh và chỉ dẫn các em làm theo đúng quy trình học tập là rất cần thiết. 

Thầy cô nên quan tâm học sinh nhiều hơn
Thầy cô nên quan tâm học sinh nhiều hơn vào những ngày đầu tới trường.

2.2. Giúp học sinh hình thành ý thức về chuẩn mực ngôn ngữ và chuẩn văn hoá lời nói

Trẻ hình thành ngôn ngữ thông qua lời nói từ rất sớm. Ở độ tuổi lên 1 trẻ đã có thể nói những từ cơ bản, những từ trẻ nói là thuộc về bản năng của con người hoặc thông qua ông bà, bố mẹ chỉ dạy. Nhưng những từ ngữ đó chỉ dừng lại ở mức ứng dụng hẹp trong gia đình. 

Nếu trẻ muốn chính thức giao tiếp thông qua ngôn ngữ chuẩn mực thì phải trải qua quá trình đào tạo. Người trực tiếp dùng các phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học để truyền tải những kiến thức đó là các thầy cô giáo. Các thầy cô cần áp dụng các phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học để giảng dạy trẻ bảng chữ cái, các nguyên âm, phụ âm và cách ghép chúng lại thành một câu nói hoàn chỉnh. Từ đó, giúp trẻ hình thành ý thức chuẩn mực của ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp sao cho đúng nhất. 

2.3. Giúp học sinh hình thành phong cách ngôn ngữ viết

Ngoài kỹ năng tập đọc và giao tiếp, ở tiểu học các em còn được tập viết, đặc biệt là trong năm học lớp 1 và lớp 2. Ở độ tuổi mầm non, có rất nhiều trẻ đã được dạy cầm bút viết nhưng không khó như ở tiểu học. Các em không chỉ phải viết ngang hàng thẳng lối, giữ gìn sách vở sạch sẽ mà còn phải viết đẹp. Những nét chữ đầu đời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nét chữ sau này khi các em lên những lớp cao hơn với tốc độ viết nhanh hơn. Tập viết là bộ môn cần rèn luyện tỉ mỉ, vì vậy các thầy cô nên quan tâm, tăng cường kiểm tra bài vở mỗi em, kết hợp với phụ huynh để có hiệu quả tốt nhất.

trẻ rèn luyện chữ viết
Môn học Tiếng Việt giúp trẻ rèn luyện chữ viết.

2.4. Hình thành thói quen, kỹ năng quan sát & tự điều chỉnh ngôn ngữ cho học sinh

Các thầy cô là những người trực tiếp giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài các yếu tố đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản của học sinh, góp phần hình thành nhân cách con người. 

Trong môi trường hình thành ngôn ngữ như tiểu học, các em được tiếp xúc với nhiều bạn bè và dần có nhận thức và quan điểm riêng của mình. Đôi khi hành động và lời nói của trẻ sẽ bị ảnh hưởng từ phong thái cùng ngôn ngữ giao tiếp của thầy cô giáo hoặc bạn bè xung quanh. Nhiều khi trẻ sẽ tiếp thu những yếu tố không phù hợp với bản thân, vì vậy thầy cô giáo cần nắn chỉnh bằng cách nhắc nhở hoặc có những biện pháp răn đe với những hành động và phát ngôn lệch lạc của học sinh, làm tấm gương để các em khác không vi phạm. 

Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng ở bậc tiểu học. Bên cạnh việc học Toán để phát triển trí não, tư duy logic cho các em, việc học Tiếng Việt sẽ giúp các em hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ. Tùy vào độ tuổi và tính cách riêng của trẻ thầy cô sẽ đưa ra phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học khác nhau để giúp các em học môn Tiếng Việt hiệu quả nhất.

 

Xem thêm: Phương pháp dạy học theo nhóm ở tiểu học và điều cần lưu ý