Được nghiên cứu và phát triển bởi tiến sĩ Rodger W. Bybee cùng với những người cộng sự của mình vào năm 1987, tới nay mô hình giáo dục 5E trong giáo dục STEM được áp dụng rất nhiều ở trong các trường học tại Mỹ và nhiều trường học trên thế giới. Mô hình 5E này có điều gì đặc biệt và nên áp dụng như thế nào để thúc đẩy năng suất đào tạo hiệu quả? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

1. Mô hình 5E là gì?

5E là viết tắt của 5 từ bắt đầu bằng chữ E trong tiếng Anh: Engage (gắn kết), Explore (khám phá), Explain (giải thích), Elaborate (áp dụng cụ thể), và Evaluate (đánh giá). Ở trong các lớp khoa học ở chương trình giáo dục STEM mô hình 5E được áp dụng khá phổ biến ở Mỹ.

Mô hình 5E được dựa trên thuyết kiến tạo nhận thức (Cognitive Constructivism), hay nói cách khác học sinh được học tập dựa trên những trải nghiệm, kiến thức đã từng biết trước đó.

2. Đặc điểm và cách áp dụng mô hình 5E thúc đẩy năng suất đào tạo

Mô hình 5E có năm đặc điểm cụ thể đó là: Gắn kết, Khám phá, Giải thích, Áp dụng cụ thể và Đánh giá.

2.1 Gắn kết (Engage):

Trong giai đoạn đầu của quá trình học tập, giáo viên sẽ tiến hành kiểm tra mức độ hiểu biết của học sinh về một kiến thức nào đó. Ví dụ như: trước khi bắt đầu buổi học về một chủ đề khí Metan, bạn có thể đặt câu hỏi: "Có nhà em nào dùng bếp gas không? Các em có biết khí trong bình gas có tên là gì không?

Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn gắn kết. Nhớ việc đặt các câu hỏi xung quanh liên quan tới bài học, học viên sẽ cảm thấy những bài giảng trong sách vở có mối liên kết với cuộc sống hàng ngày, từ đó họ sẽ cảm thấy bài giảng có ích và hứng thú hơn.

2.2 Khám phá (Exploration):

Giai đoạn tiếp theo là Khám phá. Giáo viên bắt đầu cung cấp cho học viên một số khái niệm mới về bài giảng. Trong giai đoạn này, giáo viên có thể sử dụng những công cụ học tập được chuẩn bị sẵn để cho học viên vừa có thể quan sát, vừa làm thí nghiệm để hiểu hơn về khái niệm đó.

Trong trường hợp một số tiết học đặc thù như: bài giảng hóa học không thực hành được do phản ứng nguy hiểm, khó có thể chuẩn bị được dụng cụ trong học tập,... Giáo viên nên minh họa bằng cách thiết kế bài giảng E-learning để giúp học sinh hiểu bài hơn. Thông qua các hiệu ứng âm thanh hình ảnh, học viên sẽ có cái nhìn trực quan về khái niệm mà bạn vừa mới cung cấp.

2.3 Giải thích (Explanation):

Ở giai đoạn giải thích của mô hình 5E, giáo viên sẽ tiến hành hướng dẫn học viên tổng hợp kiến thức và giải thích rõ những vấn đề trong bài giảng. Ở giai đoạn này, học viên được trình bày, miêu tả, phân tích những điều đã được ghi nhận từ bước Khám phá.

2.4 Áp dụng cụ thể (Elaborate):

Trong giai đoạn này, giáo viên tập trung vào việc tạo cho học viên có được không gian thực hành áp dụng những thứ vừa được học ở giai đoạn giải thích. Điều này sẽ khiến cho học viên hiểu sâu sắc kiến thức vừa học tốt hơn. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể yêu cầu học viên trình bày lại hoặc tiến hành khảo sát bổ sung để cung cấp kiến thức trước khi tiến hành làm bài kiểm tra.

2.5 Đánh giá (Evaluation):

Ở giai đoạn đánh giá, giáo viên sẽ tiến hành quan sát học viên thông qua các nhóm nhỏ để quan sát xem học viên đó có thực sự hiểu và tương tác với bài giảng hay không. Trong trường hợp bạn sử dụng những bài giảng E-learning làm công cụ giảng dạy, hãy sử dụng các bài giảng theo hình thức cá nhân hoặc theo nhóm để giúp học viên củng cố kiến thức vừa được học nhé!

Ngoài ra, thầy cô cũng có thể sử dụng những bài kiểm tra, bài tập viết cùng nhiều hình thức đánh giá học tập khác để có thể biết được mức độ hiểu bài cũng như tình trạng của mỗi học viên. Từ đó có những hướng điều chỉnh phù hợp.

Trên đây là mô hình 5E trong giáo dục STEM - một mô hình được áp dụng rất nhiều ở Mỹ. Hy vọng bài viết vừa rồi đã cung cấp cho bạn thêm những thông tin hữu ích. Nếu như bạn có bất cứ khó khăn thắc mắc nào khác thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ thêm nhé!

Xem thêm: Edulive - giải pháp EdTech duy nhất lọt Top 3 chung cuộc tại Techfest 2020.