Khái niệm đường cong quên lãng được nhà tâm lý học người Đức Hermann Ebbinghaus nghiên cứu và phát triển vào cuối thế kỷ 19. Theo đó, một nửa kiến thức mà chúng ta mới học được sẽ bị quên lãng trong vài ngày nếu như không ôn tập bổ sung tiếp. Làm thế nào để có thể chống lại đường được cong quên lãng này cùng tham khảo bài viết “Phương pháp dạy học tích cực: 3 kỹ thuật ghi nhớ chống lại đường con quên lãng” dưới đây nhé!
1. Xây dựng hệ thống kết nối các bài học
Bộ não của con người rất thích phân loại mọi thứ thành những chiếc hộp nhỏ gọn để giúp chúng dễ dàng sắp xếp trong tâm trí. Khi dạy cho học viên bạn nên chia theo thành các mô-đun chủ đề khác nhau sẽ giúp cho học viên dễ dàng mường tượng và ghi nhớ tốt nhất. Các bài giảng E-Learning sử dụng theo phương pháp chia theo mô-đun chủ đề đạt hiệu quả rất tốt. Điều này cũng là một phần lý giải vì sao nhiều ứng dụng dạy học trực tuyến lại đem lại hiệu suất học tập cao tới như vậy.
Trong trường hợp bạn muốn chia nội dung theo từng bài giảng (các lớp học truyền thống thường chia theo dạng này). Bạn cần phải chắc chắn rằng các bài học phải có sự thống nhất là liên kết với nhau. Người học thấy được sự kết nối trong mỗi buổi học, cấu trúc hoạt động của toàn bộ hệ thống để có thể ghi nhớ tốt nhất.
2. Mô hình học tập 80/20
Quy luật 80/20 hay còn được gọi là quy luật Pareto đã chỉ ra rằng 80% kết quả là do 20% gây ra. Hay dễ hiểu hơn, quy luật này chỉ ra chúng ta nên tập trung vào những gì quan trọng và chủ yếu nhất nhưng lại thu về được kết quả to lớn. Quy luật này được áp dụng rất nhiều trong đời sống và nó cũng luôn luôn đúng cả trong ghi nhớ lẫn học tập. Đối với phương pháp dạy học tích cực này các giáo viên nên tập trung 20% những thứ gì là quan trọng nhất trong buổi học, hướng dẫn các học viên suy luận, đánh giá để có thể ghi nhớ và vận dụng bài học tốt nhất.
3. Sử dụng các bài kểm tra trong lớp học
Nhiều nghiên cứu của Đại học Exter (Anh) đã chỉ ra rằng “Muốn não khỏe thì đừng để não...rảnh rang”. Điều này có nghĩa là, bạn nên thường xuyên sử dụng các bài kiểm tra, câu đố mẹo,... sẽ giúp não rèn luyện tính tập trung tốt hơn, khả năng phản xạ cũng tốt hơn rất nhiều so với việc để não “ngồi chơi”.
Bởi vậy, bạn hãy thường xuyên cho học viên làm các bài kiểm tra, câu hỏi trắc nghiệm nhé. Phương pháp dạy học tập tích cực này không chỉ giúp bộ não của học viên phải tập trung làm việc liên tục để tìm ra câu trả lời mà còn giúp cho học viên ghi nhớ sâu so với việc ghi nhớ thông thường. Tuy nhiên trong trường hợp bạn lạm dụng sử dụng quá nhiều các bài kiểm tra sẽ dẫn đến tình trạng quá tải hoạt động cho não bộ, học viên bị stress không muốn tiếp tục học nữa.
Vậy phải thế nào mới sử dụng được các bài kiểm tra hiệu quả?
Hãy linh hoạt sử dụng phần mềm dạy học trực tuyến Edulive để có thể áp dụng phương thức vừa học vừa chơi. Trên hệ thống có các phần tạo câu hỏi Quizz, câu hỏi trắc nghiệm, tương tác thi đấu trực tiếp ….có thể giúp học viên ghi nhớ sâu hơn lại vừa có thể cân bằng được sự thoải mái, cảm xúc trong mỗi lớp học.
Và để có thể biết thêm thông tin chi tiết về phương pháp dạy học tích cực này cũng như phần mềm dạy học Edulive. Xin hãy vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline hoặc chat trực tiếp ở box thông tin bên phải để được hỗ trợ thêm nhé!
Xem thêm: Điều Gì Khiến Cho Kể Chuyện Rất Hiệu Quả Trong Việc Dạy Học Trực Tuyến Mà Các Giáo Viên Nên Sử Dụng