Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu ở trên thế giới nhưng khái niệm Giáo dục STEM mới thực sự được nhiều người quan tâm trong khoảng vài năm trở đây. Vậy STEM có nghĩa là gì? Nó có thực sự đem lại sự ưu việt so với các mô hình giáo dục khác ở trên thế giới không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!

1. Nguồn gốc của giáo dục STEM

STEM là một cụm từ viết tắt cho 4 lĩnh vực bao gồm: Khoa Học (Science), Công Nghệ (Technology), Kỹ Thuật (Engineering) và Toán Học (Math). Hơn nửa thế kỷ trước nước Mỹ được biết đến là một quốc gia hàng đầu thế giáo dục và cũng là quốc gia đầu tiên trên thế giới phổ cập chương trình phổ thông. Thế nhưng, theo thời gian giáo dục nước Mỹ ngày càng đi xuống và bộc lộ nhiều khuyết điểm khi học sinh không thực sự áp dụng được kiến thức vào trong thực tế. 

Với tham vọng duy trì được vị thế số 1 của mình trên thế giới, đã đòi hỏi nền giáo dục Mỹ phải thay đổi phương thức giảng dạy để đạt được hiệu quả tốt nhất. Sau bao nỗ lực nghiên cứu và cải cách giáo dục, tại hội nghị liên ngành khoa học giáo dục được tổ chức bởi Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (NSF) khái niệm Giáo dục STEM mới thực sự được biết đến và trở nên rộng rãi.

Về cơ bản, bạn có thể hiểu rằng mô hình giáo dục STEM là mô hình đưa kiến thức các môn tự nhiên như: khoa học, toán học, tin học, sinh học, kỹ thuật trong sách vở tới gần tới người học hơn thông qua các bài thực hành thực tiễn. Ví dụ như, khi giáo viên dạy sinh học giảng tới bài bài vi khuẩn ở trong môi trường nước thay vì chỉ cho học sinh nhìn chúng qua tranh ảnh ở trong sách giáo khoa. Giáo viên có thể cho học viên quan sát vi khuẩn qua kính hiển vi. Hoặc khi giảng tới bài các hành tinh trong hệ mặt trời, giáo viên có thể cho học viên quan sát sự chuyển động của các hành tinh qua các video hướng dẫn trong bài giảng E-Learning để học viên có thể dễ dàng hiểu bài học hơn.

2. Giáo dục Stem - Mô hình dạy học đột phá trong thời đại mới

Theo một kết quả nghiên cứu tại Mỹ được đăng tải trên Oxford Research Encyclopedias cho thấy việc làm liên quan tới các ngành khoa học  -kỹ thuật ở Mỹ từ năm 2004 tới năm 2014 đã tăng 26%. Điều này đã cống hiến một phần công sức không nhỏ tới nỗ lực phát triển các ngành khoa học -kỹ thuật ở Mỹ trở nên thịnh vượng. Diễn đàn Giáo dục STEM lần thứ 6 được tổ chức tại Florida với sự tham gia của hơn 2500 đại biểu tại 120 quốc gia trên toàn thế giới do Mỹ khởi xướng đã đem giáo dục STEM tới nhiều các quốc gia khác nhau trên khắp các châu lục. 

Nắm bắt được xu thế này, Thủ tướng Chính phủ đã ký Chỉ thị số 16 nêu rõ: "Cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông;" và yêu cầu "Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức thí điểm tại một số trường phổ thông ngay từ năm học 2017 - 2018”.

3. Sử dụng công nghệ thúc đẩy mô hình giáo dục STEM

Bên cạnh việc đa dạng các hình thức học tập trên lớp, trong những năm gần đây giáo dục Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới cực kỳ chú trọng tới việc phát triển môi trường học tập cá nhân. Thông qua các thiết bị điện tử như máy tính, máy tính bảng, điện thoại di động học sinh có thể tự học ở nhà với những bài giảng E-Learning sinh động, hấp dẫn.

Ví dụ như, giáo viên không thể nào cho học sinh thử nghiệm những phản ứng hóa học nguy hiểm thay vào đó giáo viên có thể thiết kế bài giảng E-Learning mô tả lại các phản ứng hóa học khi học sinh thao tác đổ chất này vào chất kia. Từ các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh sẽ tạo cho người học cảm giác được chính tay thực hành những thí nghiệm đó góp phần việc ghi nhớ bài giảng và vận dụng kiến thức trong bài giảng tốt hơn. 

Phụ huynh học sinh cũng ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của các ứng dụng học tập trong việc nâng cao năng suất học tập của con em. Theo một cuộc khảo sát của Edtech - một chuyên trang về công nghệ của Mỹ đã chỉ ra: 67% phụ huynh đã nhận thấy lợi ích học tập trực tuyến khi dạy toán, 63% phụ huynh cũng cảm thấy lợi ích của việc học tập trực tuyến với các môn khoa học khác.

Như vậy, giáo dục STEM đã và đang trở thành mô hình dạy học đột phá trong thời đại mới và việc sử dụng công nghệ trong giảng dạy là điều cần thiết. Ở trong một tương lai không xa hy vọng rằng mô hình này sẽ phổ biến hơn toàn Việt Nam và đóng góp được nhiều sức lực trong việc thúc đẩy nền kinh tế nước nhà.

Xem thêm: Những Nguyên Tắc Vàng Sử Dụng Âm Thanh Khi Thiết Kế Bài Giảng E-Learning Mà Không Phải Ai Cũng Biết.