Là những công ty đa quốc gia có số lượng nhân viên lên tới vài chục hoặc thậm chí vài trăm nghìn người - có bao giờ bạn tò mò Shell, Toyota và PayPal đã đào tạo nhân sự hiệu quả như thế nào không? Cùng theo dõi bài viết sau đây để có thêm thông tin chi tiết nhé!
1. Shell
Tập đoàn đa quốc gia Shell là một trong những tập đoàn kinh doanh dầu mỏ nhiên liệu lớn nhất thế giới, có quy mô nhân sự lên tới 93.000 nhân viên, có mặt tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới (số liệu năm 2012). Để đạt được những con số ấn tượng này, một trong những bí quyết của Shell là luôn chú trọng đào tạo nhân viên bài bản để nâng cao năng suất hiệu quả công việc, thúc đẩy doanh thu và mở rộng quy mô cho tập đoàn.
Nhận thức được tiềm năng và lợi ích to lớn của hình thức đào tạo trực tuyến, ngay từ năm 2002, Shell là một trong những doanh nghiệp đầu tiên trên thế giới tiên phong sử dụng e-learning để đào tạo nội bộ.
Để thực hiện được chương trình này, Shell xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến cho phép nhân viên có quyền truy cập vào các khóa học, sách hướng dẫn... đồng thời đánh giá quá trình học tập của nhân viên tự động ngay trên hệ thống. Điểm đặc biệt trong cách đào tạo nhân viên của Shell khác so với nhiều doanh nghiệp chính là: tập đoàn này sử dụng mô hình thực tế ảo, đa dạng các bài giảng tương tác, video, hình ảnh trong lớp học. Nhờ liên tục linh hoạt đổi mới trong cách dạy học trực tuyến và cách phát triển nội dung học tập, đã khiến cho kiến thức trong mỗi buổi đào tạo trở nên chân thực, sống động không kém gì những chuyến đi thực địa dài ngày.
Chỉ từ năm 2002 tới năm 2007, Shell đã tổ chức được 12.000 lớp học ảo và tiết kiệm được 200 triệu USD cho tập đoàn về chi phí trong đào tạo.
2. Toyota
Một ví dụ khác về ứng dụng đào tạo trực tuyến thành công chính là Toyota Motor Europe. Là một trong những trụ sở có quy mô nhân sự và mang lại doanh thu cao nhất cho tập đoàn, Toyota Motor Europe quản lý 18.000 nhân viên nằm rải rác ở 48 quốc gia và vùng lãnh thổ toàn khu vực châu Âu.
Năm 2004, Toyota Motor Europe gặp phải một thách thức vô cùng lớn, số lượng xe ô tô cần phát hành ngày càng lớn hơn, đòi hỏi số buổi đào tạo tăng theo với thời gian vô cùng gấp rút. Hơn nữa, các trụ sở chính của Toyota Motor Europe nằm ở Bỉ, Pháp, Anh, mỗi trụ sở có một chương trình đào tạo riêng, dẫn đến tình trạng khó thống nhất về nội dung đào tạo cũng như rút ngắn thời gian đào tạo.
Và để giải quyết được vấn đề này, năm 2005 Toyota đã tiến hành sử dụng các giải pháp E-learning đào tạo nhân viên. Toyota tiến hành thay đổi hệ thống LMS (Learning Management System) nhằm tối ưu quy trình tổ chức và quản lý các khóa học trực tuyến. Nhờ đó, Toyota Motor Europe đã rút ngắn 90% thời gian đào tạo so với trước kia mà chất lượng đào tạo vẫn được đảm bảo.
3. PayPal
Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng khoa học công nghệ trong quy trình đào tạo để nâng cao năng suất lao động, PayPal - một công ty của Mỹ cũng đã nhanh chóng sử dụng các giải pháp E-learning thúc đẩy tinh thần cũng như kiến thức cho toàn bộ nhân viên hệ thống. Tính đến thời điểm năm 2018, PayPal đã sử dụng 2.500 khóa học trực tuyến, giúp cắt giảm 25% chi phí so với hình thức đào tạo truyền thống.
Ngoài ra, một trường hợp khác ứng dụng hệ thống đào tạo trực tuyến cực kỳ thành công trong nội bộ đó là trường hợp của Booking.com - nền tảng đặt phòng trực tuyến hàng đầu thế giới hiện nay. Theo đánh giá, sau khi dùng phương pháp đào tạo trực tuyến, nhân viên của Booking.com cảm thấy cực kỳ thích thú và đã dành trung bình hơn 5 giờ tự học mỗi ngày trên nền tảng. Theo Kirk Davies - quản lý đào tạo tại Booking.com, thông qua hình thức đào tạo này họ muốn tạo ra văn hóa học tập đồng thời khuyến khích nhân viên phát triển kỹ năng và gắn bó hơn với công ty.
Và Shell, Toyota hay Paypal chỉ là một vài trong số hàng nghìn trường hợp ứng dụng e-learning như một giải pháp tiết kiệm chi phí, cải thiện sự tiến bộ của nhân viên và tăng năng suất lao động, thúc đẩy gia tăng lợi nhuận. Hiện nay không chỉ có doanh nghiệp nước ngoài mà ở trong nước cũng có rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng e-learning trong đào tạo nội bộ doanh nghiệp.
Nổi bật với giao diện trực quan, tính ổn định cao, hệ thống đào tạo trực tuyến Edulive là một trong những phần mềm đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam được rất nhiều doanh nghiệp ưa thích sử dụng hiện nay. Một số khách hàng tiêu biểu của Edulive có thể kể đến như: MBBank, Mobifone, trung tâm Anh ngữ LangMaster, A&U, Polaris,...
Một số ưu điểm nổi bật của hệ thống đào tạo trực tuyến Edulive:
- Phần mềm có tính ổn định cao, ngôn ngữ tiếng Anh - tiếng Việt dễ sử dụng.
- Lớp học ảo đa dạng các hình thức tương tác như: trò chuyện trực tiếp, học viên tương tác trên nội dung bài giảng,...
- Kiểm soát và quản lý lớp đông học viên trong các lớp học trực tuyến dễ dàng.
Đặc biệt: Trong hệ thống đào tạo trực tuyến của Edulive đều không giới hạn học viên sử dụng mic và tương tác trực tiếp đồng thời trên cùng một nội dung bài giảng. Đây chính là một trong những điểm nổi bật tính đến nay chưa có nhà phát hành phần mềm công nghệ giáo dục nào trở trên thế giới làm được.
Xem thêm: Các công ty đa quốc gia đã sử dụng Gamification như thế nào trong đào tạo nội bộ?