SCORM có lẽ vẫn còn là một khái niệm xa lạ với đào tạo trực tuyến tại Việt Nam. Khái niệm này là gì và nó được áp dụng như thế nào trong các bài giảng trực tuyến? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
1. SCORM là gì?
SCORM là viết tắt của cụm từ Sharable Content Object Reference Model, là một tập hợp tiêu chuẩn cho hệ thống E-learning. Trong một số các tiêu chuẩn của bài giảng e-learning, SCORM là nền tảng tiêu chuẩn được rất nhiều doanh nghiệp, trường học lấy ra làm tiêu chuẩn. Theo báo cáo thực tế cho thấy, 62% doanh nghiệp sử dụng tiêu chuẩn SCORM cho những khóa học trong các hệ thống quản lý đào tạo của họ cho những khóa học quản lý đào tạo của họ.
2. Tại sao khi thiết kế bài giảng E-learning cần phải đạt chuẩn SCORM?
Lịch sử ra đời
SCORM được tạo ra từ năm 2000 với mục đích điều chỉnh các tiêu chuẩn trong bài giảng E-learning của AICC - một tiêu chuẩn về bài giảng E-learning được sử dụng rất nhiều trước đó.
Vào năm 1990, nhu cầu đối với cải thiện hệ thống E-learning ngày càng mạnh mẽ. Tại thời điểm đó, Hoa Kỳ đang trong quá trình sản xuất một loạt các khóa học online một cách thừa thãi mà không mang lại hiệu quả. Bởi những nội dung các bài giảng tạo ra không chạy được trên các nền tảng kết nối điện tử khác nhau. Do đó, nhu cầu bức thiết là cần tìm ra được một phương án giải quyết cho vấn đề này.
Vì thế, vào năm 1999, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tạo nên chương trình ADL (Advanced Distributed Learning) với mục đích đặt ra các tiêu chuẩn khi xây dựng hệ thống bài giảng E-learning. Các tiêu chuẩn này gọi là SCORM.
3. Lợi ích của chuẩn SCORM trong E-learning
Khả năng tương tác
Khi dữ liệu đào tạo được xuất ra dưới chuẩn SCORM, sau khi truy cập vào hệ thống LMS, người học có thể dễ dàng tương tác trên nội dung bài giảng mà không phải tốn thời gian quy đổi định dạng các file bài giảng.
Khả năng thích ứng
SCORM cho phép bạn dễ dàng thay đổi bài giảng e-learning tùy theo nhu cầu riêng của mỗi doanh nghiệp. Từ khả năng thích ứng linh hoạt, doanh nghiệp có thể sáng tạo bài giảng trở nên hấp dẫn theo nhiều định dạng khác nhau.
Khả năng truy cập
Ngoài khả năng thích ứng, khả năng tương tác SCORM còn giúp cho người học có thể truy cập nội dung từ nhiều địa điểm khác nhau. Chỉ với một chiếc điện thoại smartphone, ipad hoặc máy tính kết nối internet, việc học tập trở nên đơn giản và thuận tiện hơn, giúp khơi gợi cảm hứng học tập người học ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian nào.
Khả năng tái sử dụng
Hệ thống E-learning đạt chuẩn SCORM không bị phụ thuộc vào nội dung bài giảng. Từ các mẫu template E-learning bạn có thể tái sử dụng lại để thiết kế những bài giảng khác nhau. Do đó nó giúp bạn tiết kiệm thời gian thiết kế cũng như chi phí sử dụng khi thiết kế bài giảng.
Tiêu chuẩn SCORM đã trở thành một khung hệ thống để bất kỳ một hệ thống E-learning hiện đại nào cũng có thể vận hành một cách trơn tru và hiệu quả. Có thể nói rằng đây chính là một trong những tiêu chuẩn bắt buộc khi thiết kế bài giảng E-Learning cho ra chất lượng tốt nhất giúp việc dạy học và học tập hiệu quả hơn.
Là một trong những phần mềm thiết kế bài giảng chuẩn SCORM, hệ thống quản lý nội dung học tập Edulive là một trong những phần mềm được rất nhiều doanh nghiệp, trường học, yêu thích sử dụng. Với kho thư viện bài giảng sẵn có hàng ngàn mẫu template E-Learning được update mỗi ngày giúp bạn dễ dàng sáng tạo ra những bài giảng tương tác đầy cuốn hút một cách nhanh chóng.
Điểm đặc biệt của hệ thống quản lý nội dung học tập Edulive đó chính là không giới hạn số lượng học viên tương tác đồng thời trên cùng nội dung bài giảng. Đây chính là điểm đặc biệt, tính đến thời điểm hiện tại chưa có nhà phát hành phần mềm công nghệ giáo dục nào ở trên thế giới có thể làm được điều này.
Ngoài ra, trong hệ thống còn có hàng loạt các công cụ soạn bài giảng thông minh, tính năng phân quyền quản lý nội dung giúp bạn hạn chế sự cố mất mát tài liệu.
MB Bank, Mobifone, A&U, trung tâm Anh ngữ Langmaster… những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam đã và đang sử dụng Edulive, còn bạn thì sao bạn có muốn trải nghiệm thêm về hệ thống? Hãy nhanh tay đăng ký tài khoản để trải nghiệm hệ thống ngay hôm nay. Và nếu như bạn có gặp bất cứ khó khăn thắc mắc nào thì đừng ngần ngại mà không nhấc máy lên và liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ thêm nhé!
Xem thêm: Tạo kết nối cảm xúc với người học trong lớp học trực tuyến dễ dàng hơn bằng 4 cách sau đây.